Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 99 - 101)

động sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản

Vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam luôn là một vấn đề gây nhiều thách thức cho các Bộ ngành và Chính phủ từ trước tới nay. Liên quan trực tiếp trong tương lai gần, khi EVFTA có hiệu lực, Nông nghiệp Việt Nam sẽ vững vàng hơn khi tham gia hợp tác thương mại với khu vực kinh tế phát triển bậc nhất thế giới nếu như Nhà nước, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương và các Bộ ngành liên quan khác tạo ra được một khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện tốt cho Nông nghiệp Việt nam phát huy toàn bộ tiềm năng phát triển, bà con nông dân và doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro khi kinh doanh trên thị trường.

Thứ nhất, nhằm đáp ứng yêu cầu của cam kết đầu tư trong EVFTA, Chính

phủ cần tạo ra được một sân chơi bình đẳng tại thị trường nội địa. Thực hiện được điều này, Nông nghiệp Việt Nam sẽ thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư vào, thu hút nguồn vốn lớn và tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ, từ đó mới có thể giúp cho Nông nghiệp Việt Nam nâng cao được trình độ của mình, phát triển sản phẩm, hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Để tạo ra được một môi trường kinh doanh bình đẳng như vậy, Chỉnh phủ cần đổi mới các quy định của mình liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư như giấy phép kinh doanh, lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tạo ra những cơ hội, thuận lợi như nhau cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài của EU, ví dụ như cơ hội tiếp cận các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động, hay trên thực tế là cả các nguồn lực tài chính.

Thứ hai, đổi mới hệ thống khuôn khổ pháp lý của Việt Nam hiện vẫn bao gồm

các quy trình, quy định rườm ra, phức tạp, mang tính hình thức cao. Hội nhập kinh tế quốc yêu cầu các quốc gia đều phải mở cửa với nền kinh tế nước ngoài, Chính phủ cũng cần đổi mới, cải thiện, đơn giản hóa các thủ tục như các quá trình xin giấy phép, các thủ tục trong hải quan, thông quan hàng hóa… để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động không chỉ của doanh nghiệp nước ngoài mà cả của doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, là vấn đề được chú trọng trong EVFTA, nhưng sở hữu trí tuệ của Việt

Nam lại đang là một điểm hạn chế. Chính phủ và Bộ ngành cần tăng cường và thắt chặt các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cần có những quy định xử phạt nặng đối với các hành vi vi phạm, triển khai chặt chẽ các chiến dịch nói không với hàng giả hàng nhái, xử phạt nặng các cá nhân tổ chức phân phối hàng bất hợp pháp và thu hồi lượng hàng này về. Các cuộc rà soát thị trường cần được diễn ra, đánh giá nghiêm ngặt lại vấn đề đăng kí bảo hộ thương hiệu nhằm phát hiện các thương hiệu, logo tương tự, nhái các thương hiệu nổi tiếng và loại bỏ các thương hiệu đấy ra khỏi thị trường. Bên cạnh đó, có thể cải thiện vấn đề quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc tăng cường các quy định phải đăng ký thêm về sở hữu trí tuệ song song với các đăng kí khác, nhằm làm cho quyền sở hữu trí tuệ được bảo đảm ngay từ đầu. Ngoài ra, các Bộ, Ngành cần thường xuyên tổ chức các hội thảo, các chương trình nâng cao ý thức cho nông dân và doanh nghiệp về thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ.

Môi trường đầu tư tốt, trong sạch, một mặt thúc đẩy hoạt động Nông nghiệp trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, mặt khác thu hút các doanh nghiệp nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào Nông nghiệp Việt Nam.

Thứ tư, Chính phủ và Bộ ngành cần kiểm soát hơn chặt chẽ hơn, nâng cao hệ

thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Bằng cách xây dựng các hệ thống hỗ trợ quản lý việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật an toàn, đưa ra các quy định kỹ

thuật nhằm xóa bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại và có quy chế xử phạt nặng đối với hành vi sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón trái với quy định và sử dụng các chất bảo quản có hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đổi mới các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn, quy trình kiểm nghiệm thử nghiệm mang tính quốc tế và được công nhận. Ngoài ra, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, Chính phủ cùng với cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cần giới thiệu, tuyền truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân về vấn đề an toàn về sinh thực phẩm, hạn chế sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, các sản phảm rẻ tiền không đảm bảo chất lượng. Chỉ khi khắc phục được vấn đề thực phẩm bẩn tràn lan, nâng cao tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như quan tâm đến môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)