Điểm mạnh của ngành Nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 67 - 69)

Để đạt được những thành quả đáng ghi nhận như trên, cùng nỗ lực với chính phủ và các cơ quan ban ngành, nông dân và doanh nghiệp nông sản Việt nam đã xây dựng và tận dụng được những điểm mạnh của ngành Nông nghiệp, bao gồm:

Thứ nhất, Nông nghiệp là ngành kinh tế nền tảng, gốc rễ và cơ bản của nền

kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Chính vì vậy, lực lượng lao động ở khu vực kinh tế này rất dồi dào. Hiện nay có tới hơn 70% người trong độ tuổi lao động làm việc ở ngành Nông nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí phải chi trả cho người lao động là rất thấp. Mức lương trung bình mà hiện nay người lao động đang được chi trả là xấp xỉ 2 - 3 USD/ngày công lao động. Do vậy, chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất liên quan đến Nông nghiệp trước hết đã được giảm thiểu rất nhiều, đây thực sự là một lợi thế lớn cho Nông nghiệp, không chỉ so sánh với các nền kinh tế khác mà cả các ngành Nông nghiệp của quốc gia khác .

Thứ hai, bên cạnh nhân công rẻ, các chi phí đầu vào khác của hoạt động sản

xuất nông nghiệp là rất thấp. Không giống như các ngành Công nghiệp và Dịch vụ, chi phí cho các hoạt động đầu vào là rất tốn kém thì đối với ngành Nông nghiệp tỷ lệ chi phí sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thấp hơn nhiều. Đặc biệt với việc tận dụng được truyền thống sản xuất lâu đời, cũng như thuận lợi do điều kiện tự nhiên của Việt Nam mang lại với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng vàng biển bạc, từ đó hỗ trợ chi phí sản xuất và chi phí giá thành thấp, tạo ra lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản.

Thứ ba, ngành Nông nghiệp là một ngành nghề phụ thuộc vào điều kiện

tự nhiên. Do vậy, điều kiện tự nhiên thuận lợi là một điểm mạnh của Nông nghiệp Việt Nam. Các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam hiện nay, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong nước mà còn xuất khẩu mạnh mẽ trên thị trường thế giới như cà phê, điều, tiêu, cao su, lúa gạo, đều là những nông sản nhiệt đới, không phải quốc gia nào trên thế giới đều có thề nuôi trồng sản xuất được, cho dù với trình độ kỹ thuật tiên tiến như thế nào đi chăng nữa. Việt Nam có điều kiện khí hậu và đất đai nhiệt đới, đó là thế mạnh giúp cho chúng ta có thể sản xuất nhiều loại nông sản mang tính đặc thù mà các quốc gia khác không có.

Thứ tư, môi trường đầu tư ổn định là một ưu điểm của Việt Nam. Bất cứ một

nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài nào, đều quan tâm đến môi trường kinh doanh và sẽ yên tâm đầu tư vào một môi trường kinh doanh có thể chế chính trị ổn định, hiện đang càng ngày càng nỗ lực đổi mới, cải cách và hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế, nhằm mục tiêu phát triển bền vững, tích cực tham gia hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)