Hoạt động thu hút đầu tư vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 81 - 83)

Thực tế ghi nhận rằng số nhà đầu tư EU đầu tư vào Việt Nam còn thấp, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản. Sở dĩ các doanh nghiệp còn e ngại đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp một mặt do mặt hàng nhạy cảm không thực sự được tạo điều kiện tiếp cận đến nguồn đầu tư nước ngoài, một mặt khác các nhà đầu tư chưa thực sự cảm thấy thuận lợi và triển vọng khi đầu tư vào ngành này.

Thứ nhất, Việt Nam còn thiếu chính sách thu hút đầu tư chủ động, sử dụng nguồn vốn và công nghệ. Bên cạnh việc mở cửa thị trường đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp, nhận dòng vốn tự do hóa từ khu vực phát triển hàng đầu thế giới,

nhận sự đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, có thể tác động tích cực đến mọi mặt của nền kinh tế, đặc biệt đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, thì các doanh nghiệp và Bộ ngành cũng cần tỉnh táo đối diện và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý và hiệu quả. Ở một phương diện khác, tự do luân chuyển vốn không phải lúc nào cũng đem lại lợi ích cho nước tiếp nhận đầu tư. Dòng vốn vào có quy mô lớn có thể gây ra ảnh hưởng đến thị trường tài sản nói chung cũng như tới những ngành sản xuất cụ thể như Nông nghiệp. Hiện tượng phát triển kinh tế quá nóng và không bền vững cuối cùng sẽ kết thúc bằng sự đổ vỡ khi bong bóng kinh tế xẹp xuống. Sự phụ thuộc vào dòng vốn vào cũng làm cho nền kinh tế mẫn cảm hơn trước các cú sốc và khủng hoảng từ bên ngoài, đặc biệt là trong trường hợp nước đang phát triển vốn còn thiếu sự linh hoạt cần thiết trong cấu trúc kinh tế. Đối với Việt Nam, Nông nghiệp vẫn là ngành gốc rễ, nền tảng cho mọi sự phát triển, nếu như không điều tiết được một cách linh hoạt, hợp lý và hiệu quả, không chỉ khiến cho việc phân bổ nguồn lực trở nên kém hiệu quả mà còn có khả năng ảnh hưởng xấu đến nền Nông nghiệp. Trong trường hợp xấu, nguy cơ lớn nhất là hiện tượng rút vốn ồ ạt thường diễn ra bất ngờ, vốn FDI vào sụt giảm nhanh và mạnh trong một nền kinh tế phụ thuộc vào FDI.

Thứ hai, khả năng tiếp nhận nguồn vốn và công nghệ của doanh nghiệp còn yếu. Một vấn đề đặt ra với doanh nghiệp nông sản của Việt Nam là việc, đứng trước cơ hội tiếp nhận nguồn vốn và công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp sẽ cải cách, đổi mới về cơ cấu, về nhân sự, nâng cao chất lượng lao động, điều chỉnh đường lối chiến lược kinh doanh như thế nào để tiếp nhận được và phát huy tối đa các lợi thế đó. Nhà nước, Bộ ngành cũng cần thực hiện đúng cam kết cung cấp một môi trường đầu tư đủ tính minh bạch và khả năng dễ đoán định mới có thể đảm bảo thu hút đầu tư và tận dụng được cơ hội mà đầu tư nước ngoài mang lại.

Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam tiếp nhận đầu tư nước ngoài cần tiếp nhận đầu tư một cách thận trọng, nâng cao tính tự chủ, tránh trường hợp bị các doanh nghiệp nước ngoài “thôn tính”, chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh các ngành hàng quan trọng trong Nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)