Thiếu nhận thức về tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 87 - 88)

lực thực thi yếu kém

Thực tế tại Việt nam, việc xâm phạm quyền SHTT ngày càng nhiều, bên cạnh việc ban hành những quy định luật pháp phù hợp thì việc tăng cường công tác thực thi để đảm bảo tính nghiêm minh của các quy định này cũng hết sức quan trọng. Không chỉ hàng của Việt Nam bị làm nhái, làm giả tràn lan trên thị trường mà cả hàng ngoại cũng được làm giả một cách rất tinh vi, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân khiến nạn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại vẫn “lộng hành” trên thị trường hiện nay là do các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp. Doanh nghiệp nông sản Việt Nam chỉ chú trọng tới số lượng xuất khẩu, chưa thực sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu. Từ đó nông sản của Việt Nam chủ yếu chỉ được xuất khẩu dưới dạng thô, dù xuất đi sản lượng lớn, chất lượng cao nhưng lợi ích kinh tế mang lại thấp. Ngoài ra, chi phí bảo hộ tốn kém cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến quyết định đăng ký bảo hộ của doanh nghiệp.

Việc không quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu đã và đang là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay đối với các mặt hàng nông sản của nước ta. Ngay cả một số

mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn như gạo, điều, thanh long… vẫn chưa có thương hiệu; thậm chí nhiều nông sản đã đăng ký nhãn hiệu nhưng vẫn chưa bền vững do bị nước ngoài đánh cắp.

Nhiều năm nay, trường hợp các nhãn hiệu nổi tiếng liên quan đến chỉ dẫn địa lý của Việt Nam rơi vào tay những công ty nước ngoài không ít, song dường như các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc đăng ký bảo hộ. Sau đây là một số trường hợp ví dụ:

- Nhãn hiệu Cà phê Trung Nguyên bị một công ty của Mỹ là Rice Field đăng ký trước tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ vào năm 2000, thương hiệu cà phê Trung Nguyên - thương hiệu được đánh giá là nổi bật nhất của cà phê Việt Nam. - Năm 2008, nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre đã bị Công ty TNHH Rừng Dừa đăng kí độc quyền nhãn hiệu tại Trung Quốc từ 8 tháng trước.

- Nước mắm Phú Quốc đã bị một công ty có địa chỉ tại Mỹ sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1982.

Gần đây, nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam bị công ty Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu (Trung Quốc) từng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã chính thức được hủy bỏ sau gần 1 năm phía Việt Nam nộp đơn yêu cầu. Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý Kẹo dừa Bến Tre cũng đã giành lại được nhãn hiệu của mình, song quá trình tranh chấp cũng như chi phí phải bỏ ra rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)