Hoạt động đầu tư vào thị trường EU của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 83 - 84)

sản Việt Nam

Về lĩnh vực đầu tư, Việt Nam cần có những nghiên cứu về tiềm năng phát triển của mặt hàng, về khả năng của doanh nghiệp (về điểm mạnh và điểm yếu) trước khi đưa ra quyết định đầu tư tại thị trường nước ngoài, đặc biệt là một thị trường khó tính và yêu cầu cao như EU.

Trên thực tế, trong cơ cấu lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, Nông nghiệp không phải là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao, EU cũng là không phải là thị trường có nhiều sự đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nông sản hiện có khả năng tiến hành đầu tư ra nước ngoài đang còn rất ít.

Về năng lực của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia đầu tư

nước ngoài, mặc dù thời gian qua, các dự án đầu tư nông nghiệp ra nước ngoài đã đạt những thành công nhất định nhưng bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong đầu tư ra nước ngoài mà từ đó tạo ra những thách thức cho hoạt động đầu tư vào thị trường EU. Doanh nghiệp nông sản Việt Nam so với các doanh nghiệp đa quốc gia hay các doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính viễn thông vẫn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính, kinh nghiệm trên thị trường quốc tế cũng như khả năng xử lý, đối phó với các yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư còn kém, đứng trước những biến động của môi trường đầu tư, lựa chọn thời điểm đầu tư, phương án đầu tư không hiệu quả là những thử thách mà doanh nghiệp phải đối diện.

Bên cạnh đó còn là vấn đề nội tại của doanh nghiệp như việc huy động vốn đầu tư, thu xếp các nguồn lực để thực hiện dự án đầu tư sao cho tận dụng tối đa các nguồn lực để đạt thành công trong hoạt động đầu tư. Doanh nghiệp nông sản Việt Nam gặp phải sự khác biệt về thị trường, rào cản ngôn ngữ, văn hóa, thủ tục pháp lý, biến động kinh tế, chính trị tại địa bàn đầu tư và việc không lường hết các rủi ro tiềm ẩn...Những vấn đề này trực tiếp trở thành các rào cản khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc triển khai dự án tại nước ngoài trong khi doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh tại thị trường khu vực và quốc tế.

EU là thị trường tiêu thụ nông sản lớn trên thế giới, đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh rất cao, thị trường biến đổi đa dạng, yêu cầu doanh nghiệp phải có cái nhìn bao quát, năng lực dự báo cao và phản ứng nhanh nhạy với các tác động của thị trường.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ đầy đủ các quy định của cơ quan nước sở tại, mới có thể thuận lợi tiến hành đầu tư. Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp cũng như các Bộ ngành có liên quan, bởi các doanh nghiệp nông sản Việt Nam còn hạn chế trong khả năng tiếp thu, hiểu sâu rộng về luật cũng như khả năng thực thi, đáp ứng các yêu cầu về luật. Đặc biệt khi đã tiến hành đầu tư tại EU, EU cũng có những cơ chế quản lý hành vi của nhà đầu tư được nêu rõ trong hiệp định, nhằm ngăn chặn tham nhũng và tối thiểu hóa các tác động không thuận lợi tới xã hội và môi trường.

Với nhiều cam kết mở cửa thị trường nhưng cũng đặt ra không ít trở ngại trong quá trình tiếp nhận đầu tư cũng như đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực, doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần nhận định rõ các vấn đề thử thách, và trong vai trò hỗ trợ quan trọng của các Hiệp hội ngành hàng và các Bộ ngành có liên quan nhằm giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tiến hành đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)