Thực trạng ngành Nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 46)

Về cơ cấu ngành Nông nghiệp, trong khuôn khổ bài luận văn, xin được đề cập đến 3 ngành Nông nghiệp thuần: Trồng trọt, Chăn nuôi và Dịch vụ. Từ năm 1986 đến nay đã có những biến động theo giá trị sản xuất giữa các nhóm tiểu ngành: Trồng trọt, Chăn nuôi và Dịch vụ. Mặc dù lĩnh vực trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 70%) từ trước đến nay, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần (Tổng cục thống kê, 2015). Ngược lại với trồng trọt, tỷ trọng của lĩnh vực chăn nuôi lại có xu hướng gia tăng. Điều này cho thấy, lĩnh vực chăn nuôi đang thể hiện vai trò của mình, cùng với sự cải tiến, đổi mới trong quá trình phát triển lĩnh vực chăn nuôi đã nâng cao được giá trị đóng góp của mình vào ngành Nông nghiệp Việt Nam. Một lĩnh vực vốn vẫn đang còn chiếm một tỷ trọng nhỏ còn lại trong cơ cấu ngành Nông nghiệp chính là dịch vụ, trong thời gian vừa qua, cơ cấu lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp, qua từng giai đoạn hiện đang đóng góp cho ngành ở một mức khoảng 2% (Tổng cục thống kê, 2015). Tỷ trọng dịch vụ thấp đã phản ánh đúng tính chất sản xuất truyền thống và mang tính thủ công cao, các hoạt động dịch vụ cần thiết và tiến bộ như: giống mới, khoa học công nghệ kỹ thuật mới, khuyến nông, thú y, bảo vệ giống cây trồng, tiếp thị...còn chưa phát triển mạnh, nên còn khó khăn trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và giá trị gia tăng của sản phẩm làm ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)