Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 38)

EVFTA

1.3.1. Cơ hội

1.3.1.1. Tiếp cận thị trường

Tham gia Hiệp định EVFTA, Việt Nam đã có bước đột phá trong quá trình thiết lập mối quan hệ giao thương với Liên minh Châu Âu, từ đó tiếp cận với những thị trường lớn với nhu cầu tiêu dùng cao và sức mua mạnh này. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hàng rào phi thuế quan được giảm, cũng như giảm dần và tiến tới xóa bỏ thuế quan. Đây là chìa khóa thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam khi EVFTA được ký kết. EU hiện là một trong các đối tác hàng đầu của Việt Nam về kinh tế, thương mại và đầu tư (Tổng cục thống kê, 2016). Năm 2012, EU đã vươn lên vị trí thứ nhất trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước (Tổng cục thống kê, 2012).

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc lớn vào đối tác Trung Quốc, trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu suy giảm tăng trưởng, việc đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Cộng thêm những căng thẳng ở biển Đông giữa hai nước, Việt Nam đang cần tìm đến một thị trường bền vững hơn và có tiềm năng hơn. Việc ký kết EVFTA là một cơ hội để Việt Nam tiếp cận thị trường lớn gồm 28 quốc gia thành viên với dân số lên tới 500 triệu người (chiếm 7.3% dân số thế giới). Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP) (Bộ Ngoại giao, vụ Châu Âu, 2015). EVFTA đã mở ra một cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn và tiềm năng, mang đến thuận lợi rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc lớn vào đối tác Trung Quốc, trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu suy giảm tăng trưởng, việc đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Cộng thêm những căng thẳng ở biển Đông giữa hai nước, Việt Nam đang cần tìm đến một thị trường bền vững hơn và có tiềm năng hơn. Việc ký kết EVFTA là một cơ hội để Việt Nam tiếp cận thị trường lớn gồm 28 quốc gia thành viên với dân số lên tới 500 triệu người (chiếm 7.3% dân số thế giới). Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP) (Bộ Ngoại giao, vụ Châu Âu, 2015). EVFTA đã mở ra một cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn và tiềm năng, mang đến thuận lợi rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam. rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, càng ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)