Công cụ thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 44 - 46)

Hiệp định EVFTA được kí kết, quy định cụ thể về các công cụ thương mại quốc tế bao gồm cả thuế quan và phi thuế quan. Việt Nam phải ứng phó và sử dụng các công cụ phi thuế quan đó như thế nào để có thể một mặt tái lập cân bằng thương mại, mặt khác bảo vệ ngành sản xuất nội địa và thị trường trong nước chính là một thách thức khi EVFTA có hiệu lực. Đối với Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề đối phó với các công cụ phi thuế quan, hạn chế về cả năng lực xây dựng, ban hành chính sách, quy định và về năng lực thực thi liên quan đến những

có hàng nghìn lô hàng của Việt Nam bị các thị trường lớn từ chối chính bởi các hàng rào phi thuế quan (Tổng cục thống kê, 2012). Với nền kinh tế còn non trẻ, mới bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần có các biện pháp khắc phục, hạn chế các điểm yếu này.

Trong EVFTA, những biện pháp phi thế quan (NTM) có ý nghĩa quan trọng trong Nông nghiệp Việt Nam gồm yêu cầu về vệ sinh, kiểm dịch; đóng gói, bao bì; khả năng truy soát nguồn gốc và thủ tục hải quan nghiêm ngặt, các tiêu chuẩn do EU áp đặt thường nằm trong số các tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới và khó đạt được nhất với chi phí cao nhất là thách thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. Song hàng Việt có đủ sức vượt qua được các rào cản phi thuế quan ở thị trường này hay không lại là câu chuyện khác. Bởi ngược lại với việc cắt giảm thuế, việc loại bỏ các rào cản phi thuế quan không phải đơn giản. Thực tế, không phải tất cả các lĩnh vực pháp lý đều có thể được giải quyết. Các rào cản phi thuế từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy, việc dỡ bỏ chúng đòi hỏi phải có những thay đổi về thể chế, thay đổi pháp lý hoặc kỹ thuật phi thực tế. Trong dài hạn, nếu không khắc phục những những hạn chế yếu kém trên sẽ khiến doanh nghiệp và các ngành kinh tế Việt Nam bị tổn thương, thậm chí là bị thôn tính bởi các nước phát triển.

Nhìn chung, Hiệp định EVFTA bao gồm các cam kết của hai bên trong đó có các cam kết cụ thể liên quan trực tiếp đến ngành Nông nghiệp Việt Nam như các cam kết về thuế quan, hàng rào kỹ thuật TBT, các biện pháp vệ sinh dịch tễ SPS… Với những cam kết đã đưa ra, kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển: cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn EU; tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu… Tuy nhiên những thách thức như: môi trường cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước, quy tắc xuất xứ; năng lực dự báo và năng suất lao động, rào cản thương mại quốc tế… cũng là những thách thức lớn do Hiệp định mang lại mà Việt Nam phải vượt qua được nếu muốn đứng vững trên thị trường thế giới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA EVFTA

2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)