Hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 66 - 67)

Về thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, so với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, Nông nghiệp không phải là lĩnh vực màu mỡ cho các hoat động thu hút đầu tư nước ngoài. Trong khi nguồn đầu tư nước ngoài (FDI) của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành nông nghiệp rất thấp và xu hướng tăng lên rất chậm trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2007, tỷ trọng này chiếm 0,8% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đến năm 2015, tỷ trọng này cũng chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số (Nguyễn Phương Thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017)

Biểu đồ 2.14 Cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp theo nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2007 - 2015

So với thời kỳ trước, những năm gần đây, đầu tư nước ngoài có sự chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông sản, sản xuất đường mía, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm, dịch vụ hậu cần kho lạnh, vận chuyển… Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%, lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án.

Các đối tác EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có British VirginIslands (10%), Pháp (7%). Các nước Hoa Kỳ, Canada, Úc chiếm tỷ trọng đầu tư nhỏ. Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, có thể thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp trong nội bộ các đối tác châu Á có sự thay đổi, gần đây đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam chiếm tỷ trọng cao (chiếm khoảng 33% năm 2015), tiếp theo là Hồng Kông và Thái Lan. Năm 2007, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore là những nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp tại Việt Nam (Nguyễn Phương Thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017).

Về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, trong năm 2014 (tính đến ngày 31/12/2014), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận 153 hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài, đã cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 109 dự án đầu tư sang 28 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam trên 1,047 tỷ đô la Mỹ. Tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài (gồm cả cấp mới và tăng vốn) đạt trên 1,786 tỷ USD trong đó, lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 27,5%. Trong đó, các dự án trồng cao su tại Campuchia là những dự án lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo số liệu thống kê hiện có, vốn thực hiện lũy kế đến năm 2014 đạt khoảng 6 tỷ USD, chiếm trên 30,6% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên 660 triệu USD, số lượng dự án tập trung nhiều tại Campuchia và Myanmar, vốn đầu tư tập trung chủ yếu trong trồng cây công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)