Hiện nay nhận thức của người dân về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tôn trọng và bảo hộ quyền này của các sản phẩm nông sản và doanh nghiệp sản xuất chế biến nông sản đang ở mức thấp, người tiêu dùng chưa nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam, từ đó vô tình tiếp tay cho các sản phẩm làm giả, làm nhái. Chính những hành động như vậy đã làm vô hiệu hóa tác dụng của công cuộc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như
gây ra hiện tượng mất khả năng thực hiện các cam kết không chỉ trong EVFTA nói riêng mà tất cả các Hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam tham gia.
Tóm lại, khi EVFTA được thực thi, các vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam thể hiện ở nhiều khía cạnh của Nông nghiệp, bao gồm: hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu, hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ. Trong hoạt động xuất khẩu, Nông nghiệp Việt Nam ngoài việc phải đối mặt với các vấn đề nội tại của doanh nghiệp còn phải đối mặt với các cam kết được coi là rào cản để xuất khẩu vào thị trường EU như quy tắc xuất xứ, các biện pháp phòng vệ thương mại, hàng rào TBT hay các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong hoạt động nhập khẩu, nhìn chung vấn đề lớn nhất mà nông dân và doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt là vấn đề cạnh tranh gia tăng tại thị trường nội địa khi mở cửa thị trường đối với các doanh nghiệp EU. Đối với đầu tư, phải xét trên hai khía cạnh, việc thu hút đầu tư vào Việt Nam là một cơ hội rõ ràng cho Việt Nam, tuy nhiên sử dụng nó như thế nào để mang lại hiệu quả và không bị tác động tiêu cực ngược dẫn đến bị các công ty nước ngoài thôn tính chính là vấn đề đặt ra. Đối với đầu tư vào các nước của EU, doanh nghiệp Việt Nam hiện còn những yếu kém và hạn chế trong khả năng tài chính, khả năng tổ chức quản lý, đầu tư, và còn chưa có một hệ thống thông tin, dự báo có chất lượng, hiệu quả, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự phản ứng nhanh nhạy với thị trường, tham gia vào thị trường ở thế bị động. Về sở hữu trí tuệ, các vấn đề chính Nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt là việc ý thức về quyền sở hữu trí tuệ từ nông dân, doanh nghiệp cho đến người tiêu dùng còn ở mức thấp, chưa chú trọng vào xây dựng và quảng bá thương hiệu, các nông sản Việt Nam chưa được bảo hộ nhiều về chỉ dẫn địa lý, một mặt giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một mặt không tạo được một môi trường kinh doanh trong sạch, thu hút đầu tư.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI THỰC THI EVFTA
3.