Hoàn thiện thể chế và năng lực thực thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 39 - 40)

EVFTA có thể giúp Việt Nam thúc đẩy cải cách trong môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung thông qua những điều khoản quy định tại Hiệp định. Cụ thể như các điều

khoản về thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam trước cơ hội để mở rộng thị trường và có được hiệu quả quy mô; thúc đẩy các dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam - nguồn vốn FDI được tin tưởng là có chất lượng cao và sản xuất Việt Nam có thể thu được hiệu ứng lan tỏa; yêu cầu cải thiện các tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, tiếp cận với nguồn cung đầu vào giá thấp hơn từ EU, do đó chất lượng sản phẩm Việt Nam sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, các quy trình, thủ tục hải quan được thuận lợi hóa tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh.

EVFTA còn đưa ra một bộ quy tắc trong đó yêu cầu tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường và minh bạch hóa, công khai hóa các hoạt động của mình để cho người dân có thể giám sát hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước, về phía nhà nước cũng phải có sự hành xử vô tư và khách quan đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt không được sử dụng doanh nghiệp nhà nước như một công cụ để né tránh thực thi các nghĩa vụ khác của hiệp định EVFTA, từ đó sẽ tạo sân chơi bình đẳng hơn cho tất cả các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, Việt Nam cần có điều chỉnh cải cách thể chế và chính sách trên nhiều lĩnh vực về môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh tranh; cải cách các doanh nghiệp nhà nước… Chính phủ cần xây dựng một chiến lược quốc gia về cải cách thể chế và điều chỉnh chính sách, chiến lược sẽ xác định cơ cấu tổ chức và chính sách để đảm bảo chất lượng thể chế.

Việc hoàn thiện thể chế và năng lực thực thi đạt tiêu chuẩn quốc tế khi tham gia EVFTA như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hệ thống luật pháp, hoàn thiện và đồng bộ hóa các thị trường trong nước, đẩy mạnh cải cách hành chính sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng, hướng tới hội nhập hiệu quả với khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)