Thúc đẩy thị trường BĐS chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản của ngân hàng công thương việt nam (Trang 88 - 91)

3.3. Kiến nghị đến Chính phủ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho

3.3.3. Thúc đẩy thị trường BĐS chuyên nghiệp

Hoạt động cho vay kinh doanh BĐS của các ngân hàng chịu tác động mạnh mẽ từ sự phát triển lành mạnh của thị trường BĐS. Để Hoạt động cho vay kinh doanh

BĐS đạt hiệu quả thì điều kiện quan trọng là Chính phủ và các cơ quan quản lý phải xây dựng được một thị trường BĐS hoạt động minh bạch, hiệu quả, trong đó các giao dịch được thực hiện công khai. Nếu như ở Mỹ, các giao dịch BĐS đều phải được tiến hành qua sàn hay các trung tâm mơi giới thì ở Việt Nam, giao dịch trao tay vẫn diễn ra khá nhiều mặc dù các sàn BĐS đã đi vào hoạt động. Đây là một trở ngại lớn đối với ngân hàng trong việc xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như trong việc quản trị rủi ro, khi các ngân hàng khơng có được sự hỗ trợ chun nghiệp từ một trung tâm BĐS độc lập trong việc xác định giá cũng như thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan tới tài sản thế chấp.

Theo Luật Kinh doanh BĐS, Nghị định 76/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/09/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh BĐS, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS bắt buộc phải thực hiện việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua BĐS thông qua sàn giao dịch do mình tự thành lập hoặc lựa chọn sàn giao dịch BĐS do đơn vị khác thành lập để giới thiệu BĐS và thực hiện các giao dịch BĐS đó. Như vậy nghĩa là hoạt động chuyển nhượng, mua bán, cho thuê... nhỏ lẻ, tự phát của người dân không bị bắt buộc phải thực hiện qua sàn. Thực tế có nhiều trường hợp người dân có tiền mua một, hai căn nhà để dự phòng cho người thân trong gia đình như con cái sau này nhưng khi thấy giá lên thì vẫn bán đi kiếm lời. Trong trường hợp đó, theo luật khơng gọi là kinh doanh BĐS. Trường hợp khác, với những người đầu cơ mua một, hai căn nhà, mảnh đất để đó chờ giá lên rồi bán, cũng chưa phải là kinh doanh chuyên nghiệp nên cũng chưa buộc phải qua sàn. Rõ ràng Luật kinh doanh BĐS vẫn còn nhiều kẽ hở, chưa bao quát hết các hoạt động kinh doanh. Các nhà quản lý cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết tình hình thực tế để đề xuất sửa đổi luật theo hướng mọi giao dịch BĐS đều phải qua sàn. Bởi lẽ tại Việt Nam, hoạt động đầu cơ mua bán, kinh doanh của người dân diễn ra khá phổ biến, qua đó khiến cho thị trường BĐS trở nên khó quản lý. Chính vì vậy, phát triển hơn nữa khu vực dịch vụ hỗ trợ giao dịch - các sàn giao dịch chính thức là một điều cần thiết. Nó sẽ không chỉ thúc đẩy hoạt động thế chấp bằng quyền sử dụng đất diễn ra dễ dàng hơn mà còn tạo cơ chế thanh khoản mạnh từ đó đảm bảo tính liên thông giữa thị trường BĐS và thị

trường vốn. Qua đó, các ngân hàng sẽ sửa đổi, hồn thiện dần chính sách tín dụng BĐS nhờ sự phát triển lành mạnh và minh bạch của thị trường BĐS.

Để làm được điều đó, Nhà nước cần phải:

Thứ nhất, đẩy mạnh việc tăng cung hàng hóa cho thị trường BĐS: mở rộng đối

tượng sở hữu nhà (Việt Kiều được mua nhà đã là một bước tiến); quy định đấu thầu giá đền bù để áp giá hợp lý, tránh tình trạng đền bù giá khơng hợp lý gây mất bình đẳng và khiếu kiện kéo dài; đôn đốc, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng; có cơ chế kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện các dự án, rà sát mục đích sử dụng các dự án, có phương án cải tạo các chung cư cũ, quy hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng.

Thứ hai, cần rà sốt và hồn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực

đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS góp phần ổn định lành mạnh hóa thị trường BĐS.

Thứ ba, tạo môi trường và điều kiện nhằm thu hút đầu tư trên thị trường BĐS

thông qua việc xây dựng trung tâm thông tin dữ liệu về đất đai, BĐS, công khai quy hoạch, công khai dự án tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bình đẳng và dễ dàng tiếp cận các dự án phát triển BĐS, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm tăng cung cho thị trường, đẩy mạnh phát triển các sàn giao dịch BĐS nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho thị trường tạo “sân chơi” lành mạnh và thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia.

Thứ tư, hỗ trợ các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp để đáp ứng cầu thật

sự về BĐS.

Thứ năm, cung cấp các cơng cụ tài chính tiền tệ ứng cứu khi cần thiết (cơ chế

mua lại các khoản cho vay thế chấp khi cần thiết, tạo cơ chế tái cấu trúc vốn cho các dự án tốt, chứng khốn hóa BĐS).

Thứ sáu, thành lập “Quỹ ứng cứu BĐS” để hỗ trợ thị trường BĐS, nhằm lành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản của ngân hàng công thương việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)