Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản của ngân hàng công thương việt nam (Trang 35 - 38)

1.3. Hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh BĐS của NHTM

1.3.3.2. Nhân tố chủ quan

a) Năng lực tài chính và chính sách phát triển kinh doanh của NHTM

Các ngân hàng căn cứ vào năng lực tài chính của mình, phản ánh ở các chỉ tiêu quy mô nguồn vốn huy động; cơ cấu nguồn vốn là ngắn hạn hay trung dài hạn; lợi nhuận và tăng trưởng hàng năm; tính thanh khoản trên tài sản; chất lượng tín dụng và các khoản đầu tư, để xác định quy mô cho vay kinh doanh BĐS cũng như chiến lược cho vay kinh doanh BĐS trong từng giai đoạn cụ thể. Năng lực về tài chính của ngân hàng càng lớn, càng có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh như nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc, áp dụng cơng nghệ tiên tiến, tiếp cận được nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành... từ đó làm tăng sức cạnh tranh trong ngành, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và hoạt động cho vay kinh doanh BĐS không phải là một ngoại lệ.

rủi ro hoạt động ngân hàng… Tất cả các yếu tố này có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nếu như các yếu tố thuộc chính sách phát triển kinh doanh là đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng thì ngân hàng đó sẽ thành cơng trong việc tăng quy mơ doanh số, lợi nhuận của mình mà vẫn đảm bảo được chất lượng và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, phản ứng chậm với các tình huống phát sinh, cứng nhắc và xa rời thực trạng của thị trường sẽ làm hạn chế tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

b) Năng lực thẩm định dự án và quản trị rủi ro của NHTM đối với hoạt động kinh doanh BĐS

Các dự án kinh doanh BĐS muốn được ngân hàng tài trợ phải chứng minh được hiệu quả của dự án và có khả năng trả lại vốn và lãi cho ngân hàng. Dự án càng khả thi càng được ngân hàng ưu tiên cho vay. Tuy nhiên nếu ngân hàng thẩm định dự án không tốt, không lường trước được những rủi ro của dự án đầu tư sẽ làm giảm lợi nhuận mà ngân hàng thu về được, hơn nữa có thể khiến dư nợ tín dụng, nợ xấu của ngân hàng tăng cao.

Bên cạnh đó, thị trường BĐS chịu tác động của nhiều yếu tố và biến động không ngừng. Việc nhà đầu tư tính tốn khả thi và ngân hàng thẩm định dự án cũng chưa lường hết được tồn bộ rủi ro của dự án. Do đó, ngân hàng cần phải xây dựng một quy trình chính thức và chuẩn mực cho việc đánh giá, báo cáo và kiểm sốt rủi ro phát sinh ngồi dự tính nhằm giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu quả cho vay. Quy trình quản trị rủi ro đó cần xem xét ba tiêu chí như sau:

Thứ nhất, có bộ phận nghiên cứu, theo dõi chặt chẽ sự biến động trên thị trường

BĐS, thị trường tài chính để có thể chủ động đối phó với rủi ro. Việc nghiên cứu này nhằm tạo cơ sở cho định hướng phát triển cho vay kinh doanh BĐS của ngân hàng, đồng thời tạo ra những gói sản phẩm tín dụng phù hợp để tài trợ cho dự án kinh doanh BĐS;

Thứ hai, liên kết, chia sẻ thông tin với các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác để

đánh giá năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm của chủ đầu tư. Từ đó sàng lọc thật kỹ mới quyết định cho vay;

Thứ ba, giám sát quá trình thực hiện dự án của nhà đầu tư. Mặc dù ngân hàng

giải ngân dựa trên cơ sở giá trị đã thực hiện theo hợp đồng nhưng trong quá trình thi công, ngân hàng cũng cần kiểm sốt tiến độ thi cơng, chất lượng cơng trình. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo dự án có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

c) Đội ngũ nhân sự

Yếu tố con người ln đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi đội ngũ cán bộ nhân viên chính là bộ mặt, là hình ảnh, là nịng cốt của ngân hàng. Trình độ chuyên môn, đạo đức, thái độ phục vụ... của cán bộ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh nói chung, hoạt động cho vay kinh doanh BĐS nói riêng. Cho vay kinh doanh BĐS là một hình thức cho vay có rủi ro khá cao nên trình độ chun mơn của cán bộ ngân hàng là rất quan trọng. Nếu ngay từ khâu thẩm định đã làm khơng tốt thì có thể sẽ gây ra tổn thất cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng là một ngành kinh doanh dịch vụ nên thái độ phục vụ cũng như chế độ chăm sóc khách hàng rất được chú trọng. Nếu cán bộ ngân hàng có thái độ phục vụ nhiệt tình, chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo thì khách hàng sẽ giao dịch với ngân hàng nhiều hơn, nhờ đó mà ngân hàng mở rộng được đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng cần phải được quan tâm. Cán bộ ngân hàng phải biết đặt lợi ích của ngân hàng và khách hàng lên đầu, khơng vì tư lợi cá nhân mà làm tổn hại đến ngân hàng và khách hàng.

Ngoài ra, đội ngũ cán bộ cơng nhân viên cũng chính là nguồn ý tưởng, sáng kiến giúp ngân hàng cải thiện, phát triển hoạt động cho vay kinh doanh BĐS. Bởi họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, biết được các yêu cầu, vướng mắc, khó khăn của khách hàng. Nhờ đó mà có thể cải tiến sản phẩm dịch vụ để phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hơn nữa.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016

2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh BĐS ở Việt Nam hiện nay 2.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh BĐS ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản của ngân hàng công thương việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)