Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh BĐS của VietinBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản của ngân hàng công thương việt nam (Trang 48 - 54)

2.2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.2.1.1. Mô hình tổ chức của VietinBank

Tổ chức của VietinBank là một thể thống nhất gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 02 Văn phòng đại diện, 155 chi nhánh trong nước với 1.123 đơn vị mạng lưới tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước; 3 chi nhánh ở nước ngoài, 2 chi nhánh ở Frankfurk và Berlin - CHLB Đức và 01 chi nhánh ở Viêng Chăn - Lào; VietinBank hiện có 09 Công ty hạch toán độc lập và 05 đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra VietinBank còn là sáng lập viên và đối tác của 03 liên doanh: Ngân hàng INDOVINA, Công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC) và Công ty Bảo hiểm Châu Á-NHCT (IAI). VietinBank là đồng sáng lập và là cổ đông chính Công ty Chuyển mạch Tài chính Việt Nam (Banknet).

Bộ máy quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của VietinBank được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, do nhà nước nắm cổ phần chi phối và đang được tiếp tục đổi mới theo mô hình tập đoàn tài chính để phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bộ máy quản trị điều hành bao gồm:

(i) Đại hội cổ đông: Là cuộc họp của tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của VietinBank. Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của VietinBank, được tổ chức thông qua cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên hoặc Đại hội cổ đông bất thường.

(ii) Hội đồng quản trị: HĐQT là cơ quan quản trị của VietinBank, có toàn quyền nhân danh VietinBank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.

(iii) Ban kiểm soát Hội đồng quản trị: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành của VietinBank.

(iv) Ban điều hành: Bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Ban điều hành do Hội đồng quản trị thuê hoặc bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện điều hành hoạt động hàng ngày của VietinBank.

(v) Các chi nhánh, đơn vị trực thuộc: Là đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện các mục tiêu kinh doanh từ Ban lãnh đạo VietinBank. Các chi nhánh và đơn vị trực thuộc là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ và trực tiếp chăm sóc khách hàng. Mô hình tổ chức của các chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị trực thuộc là các Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank

 Giai đoạn 1988 - 1990: Tháng 07/1988 VietinBank được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở tách ra từ một bộ phận của NHNN. Bộ máy của VietinBank chủ yếu gồm Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng thương nghiệp, các chi nhánh được lập ra trên cơ sở Phòng Tín dụng Công thương nghiệp - NHNN tỉnh, thành phố và một số chi nhánh NHNN quận, thị xã, huyện nơi có kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ phát triển.

 Giai đoạn 1991 - 1996: Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ký Quyết định 402/QĐ thành lập lại VietinBank, khẳng định VietinBank là một NHTM có các thành viên và các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập. Theo Quyết định 402/QĐ, công tác quản trị và điều hành của

của Hội sở chính, đồng thời phát huy lợi thế và vai trò chủ động của các chi nhánh trong khuôn khổ phân cấp, uỷ quyền của HĐQT.

 Giai đoạn từ 1996 đến 12/2008: VietinBank được tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty nhà nước theo Quyết định 285/QĐ- NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN. Từ năm 2001, VietinBank tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ hiện đại hoá ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo đề án cơ cấu lại VietinBank được Chính phủ phê duyệt, nhằm chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 Giai đoạn từ 12/2008 đến nay: Đây là giai đoạn gắn với việc tái cấu trúc lại toàn diện hoạt động của VietinBank, khởi đầu là hoạt động IPO thành công 4% vốn điều lệ tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với tổng số lượng cổ phần phát hành là 53,6 triệu cổ phần. Đi cùng với chuyển đổi mô hình là bước chuyển của nguồn lực tài chính, năng lực quản trị, hiệu quả kinh doanh, tính minh bạch và văn hóa doanh nghiệp.

Như vậy, kể từ khi hình thành, phát triển (1988) đến nay, VietinBank đã đánh dấu quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình mới hiện đại bao gồm khối bán lẻ, bán buôn, hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp theo từng nhóm khách hàng… tạo tiền đề cho việc phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng với hai trụ cột chính là Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư.

2.2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank hiện nay a) Những kết quả đã đạt được

Trải qua hơn 20 năm xây dựng, phát triển đến nay, VietinBank đã vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách, luôn tiên phong trong cơ chế thị trường, không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một NHTM lớn, chủ lực, hàng đầu ở Việt Nam, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới, phục vụ đắc lực và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

VietinBank đang có tốc độ phát triển nhanh, Quy mô tài sản Nợ, tài sản Có và các nghiệp vụ có mức tăng trưởng cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ tích cực có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư. Mở rộng và phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ mới, hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới. VietinBank đã cung ứng vốn tín dụng cho hầu hết các ngành kinh tế lớn của đất nước, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, xây dựng, giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ. Vốn của VietinBank đã đóng vai trò quan trọng là đòn bẩy đầu tư nhiều dự án, mở nhiều nhà máy, công ty phát triển vững mạnh. Chất lượng cho vay và đầu tư được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quy trình nghiệp vụ hướng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất toàn ngành chỉ chiếm dưới 1% dư nợ, năng lực tài chính được nâng lên, các chỉ số hiệu quả ROA, ROE, CAR đều đạt khá.

Doanh số thanh toán hàng năm qua hệ thống VietinBank lên tới hàng ngàn tỷ đồng bảo đảm an toàn, là huyết mạch tài chính thông suốt. VietinBank luôn là ngân hàng đi đầu trong hiện đại hóa hệ thống thanh toán ứng dụng công nghệ hiện đại về phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2011-2016

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng tài sản 460.604 503.530 576.368 661.241 779.483 948.699 Vốn chủ sở hữu 28.491 33.625 54.075 55.259 56.110 60.399 Vốn điều lệ 20.230 26.218 37.234 37.234 37.234 37.234 Nguồn vốn huy động 420.212 460.082 511.670 595.096 711.785 870.163 Dư nợ cho vay 293.434 405.744 460.079 542.685 676.688 721.898 Lợi nhuận trước thuế 8.392 8.168 7.751 7.303 7.345 8.569 Lợi nhuận sau thuế 6.298 6.169 5.808 5.727 5.717 6.858 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ (%) 0,75 1,35 0,82 0,90 0,73 0,93

ROA (%) 2,03 1,7 1,4 1,2 1,0 1,0

ROE (%) 26,74 19,9 13,7 10,5 10,3 11,8 CAR (%) 10,57 10,33 13,2 10,4 10,6 10,4

Trong khoảng thời gian 5 năm gần đây, đặc biệt là sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang NHTM cổ phần, VietinBank đã tạo được bước phát triển đột phá để trở thành NHTM cổ phần có quy mô tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và hiệu quả hoạt động lớn nhất Việt Nam. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, tổng tài sản của VietinBank đạt 948.699 tỷ đồng, tăng trưởng trung bình 17,2%/năm; vốn điều lệ đạt 37.234 tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt 870.163 tỷ đồng, tăng trung bình 17,3%/năm; dư nợ cho vay đạt 721.898 tỷ đồng, tăng trung bình 15,7%/năm và chiếm 13,1% Tổng dư nợ cho vay của toàn nền kinh tế 11; lợi nhuận ròng năm 2016 đạt 6.858 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ giảm từ 1,35% năm 2012 xuống còn 0,93% năm 2016.

Cùng với sự tăng trưởng về quy mô và hiệu quả hoạt động, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Công ty tài chính IFC thuộc quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ đã tạo cho VietinBank những thay đổi lớn trong quản trị điều hành theo hướng hiện đại và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Với những kết quả đạt được nêu trên, VietinBank xứng đáng là NHTM nhà nước hàng đầu của Việt Nam, đã có những bước phát triển đột phá, tiên phong trong việc cung ứng vốn và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các chủ thể của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Những hạn chế, yếu kém

Năng lực cạnh tranh của VietinBank chưa phải là cao nếu xét trên bình diện quốc tế: Sức cạnh tranh của một NHTM là các tiêu chí tổng hợp phản ánh khả năng tự duy trì lâu dài một cách có ý chí trên thị trường, trên cơ sở thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng để đạt được một số lượng lợi nhuận nhất định. Đồng thời, đó cũng là khả năng đối phó một cách thành công với những sức ép của các lực lượng cạnh tranh. Ngoài việc phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trong nước,

VietinBank còn phải đối mặt với các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và bề dày kinh nghiệm về quản trị, kinh doanh ngân hàng.

Một trong những nội dung quan trọng thể hiện tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh của NHTM là vốn và khả năng tài chính của ngân hàng. Ở Việt Nam hiện nay, các NHTM đều có mức vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé, hệ số an toàn của các NHTM còn thấp so với chuẩn mực quốc tế là 9% (VietinBank là 10,4%). Tính đến thời điểm 31/12/2016 vốn chủ sở hữu của VietinBank là 60.399 tỷ đồng (khoảng 2,66 tỷ USD), là một trong những NHTM có vốn chủ sở hữu cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nếu so sánh với các ngân hàng nước ngoài thì vốn tự có của VietinBank còn thấp (City Bank 83 tỷ USD, Bank of America 67 tỷ USD, Krungbank Thái Lan 5,8 tỷ USD…).

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, trong thời gian qua VietinBank đã tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, nối mạng toàn hệ thống nhằm tăng năng lực, chất lượng thẩm định tín dụng và đáp ứng các nhu cầu dịch vụ sau khi cấp tín dụng cho khách hàng như dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ Internet Banking. Tuy nhiên, so với các NHTM khác trong khu vực và trên thế giới thì công nghệ cung ứng dịch vụ của VietinBank vẫn còn khá lạc hậu. Mặc dù đã nối mạng toàn hệ thống, nhưng việc xử lý dữ liệu có độ trễ cao, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu về ứng dụng công nghệ tiên tiến... Điều đó không những làm giảm hiệu quả trong công tác quản trị ngân hàng mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của VietinBank, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc, toàn diện như hiện nay.

Bộ máy tổ chức của VietinBank còn cồng kềnh, tồn tại nhiều phòng ban chuyên môn, dẫn đến tình trạng chồng chéo chức năng và hoạt động kinh doanh bị phân đoạn ra thuộc nhiều đầu mối. Do đó, tính hệ thống và liên kết trong hoạt động chuyên môn bị phân tán, chi phí hoạt động cao, năng suất lao động, hiệu quả quản lý thấp. Thực trạng cơ cấu tổ chức của VietinBank hiện đang trong quá trình đổi mới theo mô hình ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, mô hình tổ chức hiện nay vẫn còn những hạn chế so với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian tới, cùng với việc đổi mới hoạt

phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế với những bước đi thích hợp, bảo đảm hoạt động kinh doanh của VietinBank phát triển hiệu quả và bền vững.

Sản phẩm dịch vụ của VietinBank còn chưa thực sự phong phú, chất lượng dịch vụ chưa cao: Trong những năm qua, VietinBank đã thực hiện chính sách tăng trưởng quy mô hoạt động gắn với việc không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đòi hỏi của nền kinh tế. Mặc dù VietinBank đã có nhiều cải tiến, nhưng sản phẩm dịch vụ còn khá đơn điệu, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa tạo được các gói sản phẩm dịch vụ đồng bộ. Mặt khác, do chịu ảnh hưởng từ nội tại nền kinh tế và tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, nên các sản phẩm dịch vụ truyền thống vẫn là sản phẩm nổi trội và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của VietinBank. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng thị phần trong lĩnh vực ngân hàng ở thị trường trong nước và tiến tới các thị trường phát triển trên thế giới, VietinBank phải tích cực đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại, tích cực phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản của ngân hàng công thương việt nam (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)