Chỉ tiêu về quy mơ và chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0378 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30 - 33)

. Các chi phí khác: là những chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh

c/ Chỉ tiêu về quy mơ và chất lượng tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống và chủ yếu của NHTM. Sinh lời từ hoạt động này chiếm khoảng 60-70% tổng tài sản có.Vì vậy, việc xem xét quy mơ và chất lượng hoạt động tín dụng là rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng:

Tỷ lệ sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ này cho biết hiệu quả đầu tư tín dụng của vốn huy động, giúp so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn của ngân hàng. Thường tỷ lệ này đạt khoảng 0,6-0,7 là tốt, thể hiện ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy động được, họat động kinh doanh mang lại thu nhập và đảm bảo an toàn.

Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản có = Tổng dư nợ/ Tổng tài sản có

Tỷ lệ này cho biết quy mơ hoạt động tín dụng của NHTM. Thơng thường nó đạt khoảng 60-70% tổng tài sản của ngân hàng.

18

Nợ quá hạn là một khoản vay đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi mà không trả được lãi hoặc nợ gốc. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 thì nợ quá hạn là toàn bộ các khoản nợ thuộc các nhóm 2, 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ quá hạn nếu lớn hơn 5% thì ngân hàng bị coi là có chất lượng tín dụng yếu kém. Nó càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém. Nó làm giảm lợi nhuận của NHTM, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, làm mất uy tín và mất cơ hội hội nhập của ngân hàng.

Chất lượng tín dụng của NHTMVN hiện nay là đang thay đổi theo chiều hướng tốt, tỷ lệ nợ xấu (nợ thuộc nhóm 3,4,5) có khuynh hướng giảm đi. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của các NHTM đã giảm đi nhiều, điều này là kết quả của việc tháo gỡ khó khăn do nền kinh tế, nỗ lực thu nợ xấu, thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng và lĩnh vực đầu tư, cho vay của các NHTM. Theo Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC), tỷ trọng dư nợ xấu của khối NHTM quốc doanh trong toàn ngành ngân hàng tính đến hết năm 2012 khoảng 6%. Nhờ vậy, mức độ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng ngành ngân hàng giảm đi nhiều. Năm 2012, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh Đông anh đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống khoảng 6%, riêng chi nhánh Đơng anh tỷ lệ này cịn hơn 5%.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàngthương mại thương mại

Bên cạnh các chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng, để nâng cao hiệu quả kinh doanh NHTM cần khẳng định được năng lực cạnh

tranh của mình thơng qua việc phân tích các mơi trường bên ngoài và bên

trong ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.3.1. Mơi trường bên ngồi

1.3.1.1. Môi trường vĩ mô- Yếu tố kinh tế: - Yếu tố kinh tế:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, có sự bất ổn nền kinh tế vĩ mơ đã ảnh hưởng xấu

19

đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Vì vậy, năm 2010 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có một loạt thay đổi các chính sách: Ngày 20/5/2010, NHNN ban hành Thông tư số 13 quy định các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lạm phát gia tăng, cuộc đua lãi suất đột ngột bùng phát vào cuối năm 2010; Thực hiện thắt chặt tiền tệ bằng việc NHNN đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt, rút bớt kỳ hạn và nâng cao lãi suất chào mua trên thị mở; Hạ dự trữ bắt buộc, mở rộng đối tượng được vay và đặc biệt là chênh lệch lớn về lãi suất; Tăng vốn pháp định của NHTM lên 30.000 tỷ đồng; Luật NHNN năm 2010 đã có nhiều điểm sửa đổi theo hướng xác định rõ thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, cụ thể hóa vai trị, vị trí của các cơ quan nhà nước. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định cụ thể hơn, mở rộng phạm vi điều chỉnh về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các tổ chức tín dụng... Việc đưa ra hàng loạt các chính sách trên đã gây khó khăn cho NHTM trong hoạt động kinh doanh:

Hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, các NHTM phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn (17% - 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM.

NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của khách hàng vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện.

20

Tình hình được cải thiện là nhờ các chính sách thắt chặt trong nước và môi trường quốc tế khá thuận lợi. Tiền đồng giảm giá, giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, duy trì lãi suất thực dương và cắt giảm một số dự án đầu tư cơng lãng phí là những ví dụ minh chứng cho quyết tâm của Chính phủ trong việc đối phó với những bất ổn kinh tế vĩ mô. Việc này giúp làm an lòng những nhà đầu tư và khơi phục lịng tin đối với tiền đồng, được minh chứng bằng kết quả tiền gửi tăng mạnh và tỉ trọng tiền gửi bằng tiền đồng gia tăng trong hệ thống ngân hàng. Sự phục hồi yếu của kinh tế toàn cầu đi đơi với chính sách bình ổn trong nước và tiến độ cải cách cơ cấu chậm hơn mong đợi đã dẫn đến tình trạng sản xuất, kinh doanh đình đốn trong năm 2012. Quý I năm 2012 bị ảnh hưởng nặng nề, khi GDP chỉ tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm 2011. Vào tháng 5/2012, Chính phủ thơng qua Nghị quyết 13, bao gồm một loạt biện pháp từ giãn, hoãn thuế đến bổ sung vốn để thúc đẩy nền kinh tế đang đình đốn. Đồng thời NHNN Việt Nam đã mạnh tay cắt giảm lãi suất chính sách. Nền kinh tế có chuyển biến, tăng trưởng đạt 4,7% vào quý II và 5,4% vào quý III, tăng tốc độ tăng trưởng chung lên 4,73% trong 3 quý đầu năm. Với kết quả hoạt động quý IV dự kiến khả quan, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 5,2% cho cả năm 2012.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng phụ thuộc vào sự tăng trưởng, phát triển hay suy thoái của nền kinh tế xã hội. Sự phá sản của ngân hàng mang tính lan truyền, ảnh hưởng rộng lớn khơng chỉ hệ thống ngân hàng trong một quốc gia mà ở nhiều quốc gia. Bởi vậy, các nhà quản trị ngân hàng phải thường xuyên tính đến rủi ro của mơi trường kinh tế, do vậy mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận ln đi đơi với đảm bảo an tồn vốn và giảm rủi ro.

Một phần của tài liệu 0378 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w