Nguyên nhân a/ Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu 0378 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 80)

- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 4.467 1,

2.3.2.2. Nguyên nhân a/ Nguyên nhân chủ quan

a/ Nguyên nhân chủ quan

Một là, quản trị điều hành cịn một số bất cập:

+ Cơng việc của lãnh đạo chi nhánh là phải kiểm tra lại tính pháp lý của bộ hồ sơ, tính tốn lại phương án hay kiểm tra tồn bộ hồ sơ của khách hàng khi đã có chữ ký của cán bộ tín dụng và Trưởng phịng tín dụng. Nhưng thực tế tại Agribank Đơng anh, Phịng Kế hoạch - Kinh doanh đảm nhận tất cả từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định, cho vay và hoàn thiện hồ sơ trình Ban lãnh đạo ký duyệt. Ban lãnh đạo chi nhánh nhiều khi khơng có thời gian để xem xét, kiểm tra. Việc này tạo cho CBTD không thận trọng trong việc thực hiện quy trình cho vay, chất lượng tín dụng kém.

+ Hiện trên địa bàn huyện có 11 NHTM đang hoạt động kinh doanh. Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã dẫn đến sự lơi kéo, giành giật khách hàng vay vốn thông qua việc hạ thấp các điều kiện vay vốn, tiêu chuẩn tín dụng tại chi nhánh. Nhà quản trị điều hành cần nhận ra hạn chế này để có giải pháp phù hợp.

57

NHNo&PTNT Việt Nam giao hàng năm để đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên, chi nhánh tăng trưởng tín dụng nhanh do vậy tìm hiểu, thu thập thơng tin khách hàng chưa được thấu đáo, thực hiện các biện pháp tình thế để giảm nợ quá hạn: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ... làm cho chất lượng tín dụng khơng thật.

Hai là, Cơng tác tổ chức cán bộ cịn yếu kém:

+ Phòng Kế hoạch - kinh doanh của chi nhánh gồm 19 cán bộ với tuổi đời bình quân 31. Vì vậy kinh nghiệm trong thẩm định khách hàng và giải quyết cơng việc cịn hạn chế. Các khoản đầu tư, cho vay và các thay đổi trên thị trường không thẩm định, nhận định được chính xác gây ra nợ quá hạn cho chi nhánh.

+ Một số cán bộ tín dụng tại chi nhánh còn hạn chế trong việc phân tích các thơng tin kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá khách hàng vay vốn và phương án, dự án vay vốn còn nhiều chủ quan, cho vay không căn cứ vào tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án, dự án của khách hàng, chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiểm ẩn dẫn đến sai lầm trong các quyết định cho vay, chất lượng tín dụng yếu kém.

+ CBTD thực hiện phân kỳ và xác định kỳ hạn trả nợ không sát với thực tế. Khi đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng khơng có khả năng thanh toán, cán bộ tiến hành gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thậm chí nhiều lần miễn sao thu được lãi. Việc này làm che giấu nợ quá hạn thực tế, phán ánh chất lượng tín dụng khơng thực.

+ Khi xảy ra rủi ro, một số CBTD khơng tích cực thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Hay CBTD có mối quan hệ thân thiết với khách hàng đã nới lỏng các điều kiện vay vốn, định giá tài sản thế chấp cao hơn giá thị trường nhằm tăng số tiền vay vốn. Do đó, khi phát sinh nợ quá hạn, phần thiệt thòi vẫn thuộc về chi nhánh.

+ Cán bộ tín dụng có trình độ chuyên mơn thấp, khơng có đầy đủ kiến thức phù hợp với công việc hiện nay theo yêu cầu của ngành. Trong thực tế, có nhiều văn bản liên quan đến cơng tác tín dụng chưa được tập huấn đầy đủ

58

nên CBTD chủ yếu dựa vào thói quen, truyền tay nhau mà khơng tìm hiểu, nghiên cứu kỹ từng văn bản cụ thể.

+ Sự phối hợp giữa các cán bộ tại các bộ phận nghiệp vụ tại chi nhánh chưa đồng bộ. Bộ phận kế toán - ngân quỹ và tín dụng phối hợp còn chưa chặt chẽ, rõ ràng. Bộ phận tín dụng thực hiện giải ngân trên máy và bộ phận kế toán - ngân quỹ chỉ căn cứ vào phiếu chi của bộ phận tín dụng mà không căn cứ vào hồ sơ vay vốn.

+ Lực lượng lao động hiện tại của chi nhánh chỉ đáp ứng được 70% so với nhu cầu thực tế, năng suất lao động thấp. Một số cán bộ nghiệp vụ chưa đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, công tác đào tạo trong thời gian qua mang nặng tính bằng cấp, khơng gắn với nghiệp vụ chuyên môn, một số nghiệp vụ địi hỏi phải có đào tạo chuyên sâu như: Tin học, thanh toán quốc tế thì hầu như chưa được chú trọng đào tạo.

+ Chính sách ưu đãi đối với cán bộ vẫn chưa thỏa đáng do vậy chưa phát huy được hết năng lực của các cán bộ trong công tác thẩm định, cấp tín dụng và huy động vốn với khách hàng.

Ba là, thực hiện quy trình cấp tín dụng thiếu chặt chẽ:

+ Cán bộ tín dụng cịn ít thẩm định trước khi cho vay đối với những hộ vay vốn thông qua tổ vay vốn của Hội nông dân, Hội phụ nữ của các xã. Việc thẩm định các hộ vay này hầu hết bị phó mặc cho các tổ trưởng tổ vay vốn. Một số tổ trưởng lợi dụng kẽ hở này để lập hồ sơ cho những khách hàng không đủ điều kiện để vay vốn, thậm chí vay ké, vay mượn khách hàng. Mặc dù, các tổ trưởng đã ký hợp đồng với ngân hàng có trách nhiệm thu nợ gốc và lãi đầy đủ từ các hộ vay. Song khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại vẫn thuộc về ngân hàng.

+ Cán bộ tín dụng cịn chưa quan tâm đúng mức việc kiểm tra sau cho vay, để đảm bảo đầy đủ hồ sơ vay vốn CBTD còn lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và ký khách hàng ngay khi lập hồ sơ vay vốn. Bởi vậy, nhiều món vay sử dụng vốn sai mục đích hay tiềm ẩn rủi ro, CBTD đều không phát hiện được kịp thời.

59

Bốn là, trong thời gian qua chi nhánh chỉ mới hỗ trợ vốn cho hộ sản

xuất với phương án, dự án đầu tư nhỏ, trên địa bàn chưa có các dự án tập trung để hộ sản xuất và ngân hàng tham gia. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp, vùng làng nghề tại huyện Đơng anh có tiềm năng rất lớn song chi nhánh mới chỉ phát triển cấp tín dụng ở diện hẹp, hiệu quả chưa cao, việc tiếp cận với khách hàng để phát triển các hoạt động huy động vốn, sản phẩm dịch vụ khác chưa được thực sự quan tâm chú trọng.

Năm là, tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã được chú trọng và

liên tục tăng qua các năm nhưng nhiều phương án, dự án, chi nhánh nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản chuyên dùng do đó khả năng rủi ro tiềm ẩn lớn, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của chi nhánh. Mặt khác, tài sản bảo đảm tiền vay của chi nhánh chủ yếu là bất động sản, đất đai. Do vậy, khi xảy ra rủi ro rất khó khăn cho ngân hàng trong việc phát mại, xử lý tài sản để thu hồi nợ vay.

Sáu là, việc huy động vốn hiện mới chỉ dừng lại ở dân cư và một số

TCKT. Những doanh nghiệp có nguồn vốn lớn như: Cơng ty cơ khí Đơng anh, Cơng ty xích líp... chi nhánh chưa tiếp cận được. Khu công nghiệp Thăng Long có tiềm năng lớn về nguồn vốn. Song chi nhánh chưa có biện pháp hữu hiệu thực sự để thu hút các doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch nhằm sử dụng nguồn vốn tiền gửi thanh toán. Cán bộ công nhận viên chi nhánh còn chưa tích cực trong công tác huy động vốn, vẫn ỷ lại vào ban lãnh đạo, chưa nhận thức được việc tăng nguồn vốn là việc chung của cả tập thể chi nhánh,

Bảy là, hoạt động thanh toán và dịch vụ tại chi nhánh còn đơn điệu,

chưa tiện lợi, chưa hấp dẫn, chủ yếu vẫn là nghiệp vụ truyền thống:

+ Khách hàng truyền thống của NHNo&PTNT Đông anh chủ yếu là hộ

nông dân, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ và DNVVN. Đa số thói quen của khách hàng là thanh toán bằng tiền mặt, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt rất ít, vì vậy việc vận động khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng mất khá nhiều thời gian. Do vậy, mặc dù doanh số

60

món sử dụng sản phẩm dịch vụ thanh toán qua ngân hàng có tăng qua các năm nhưng chủ yếu vẫn từ vẫn khách hàng cũ, số lượng khách hàng mới tham gia giao dịch chưa nhiều.

+ Chi nhánh cũng chưa tích cực trong việc đặt mối quan hệ với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đến giao dịch với chi nhánh để thu phí dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu. Đây là nghiệp vụ ít rủi ro nhưng khơng được quan tâm tại chi nhánh.

+ Do sự am hiểu, trình độ về nghiệp vụ thanh tốn quốc tế cịn hạn chế cùng tính bảo thủ của Ban lãnh đạo, chi nhánh không dám mở rộng các sản phẩm dịch vụ hiện đại này vì sợ khơng quản lý nổi trong khi vốn đầu tư khá cao.

Tám là, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chưa được chú trọng đúng mức:

Bộ phận kiểm tra kiểm soát dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc chi nhánh thường làm cơng việc mang tính chất sự vụ, chưa thực sự gắn kiểm soát với trách nhiệm của từng bộ phận nghiệp vụ, kiểm sốt khơng đi kèm xử lý rút kinh nghiệm. Vì vậy kết quả kiểm tra kiểm sốt nội bộ khơng mang tính pháp lý cao.

b/Nguyên nhân khách quan

- Do cơ chế chính sách Nhà nước

+ Chế độ sở hữu Nhà nước đã tạo sự ỷ lại, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, còn quá nhiều quy định hạn chế doanh nghiệp và ngân hàng dẫn dến khơng phát huy được tính năng động, chủ động sáng tạo đổi mới trong hoạt động và hạn chế tâm huyết của người lao động.

+ Cơ chế lương thưởng và chế độ đãi ngộ đối với người lao động đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cịn nhiều bất cập nên khơng thể khuyến khích và thu hút nhân tài. Việc này, hạn chế cả năng suất lao động và sáng kiến để cống hiến.

+ Chính sách của Nhà nước về quyền sử dụng đất cịn nhiều vướng mắc, nhiều hộ gia đình muốn vay vốn đều nhưng được cấp giấy chứng nhận quyền

61

sử dụng đất. Chính sách về bán thanh lý tài sản thế chấp còn bất cập làm cho các tài sản phát mại của ngân hàng không bán được.

+ Công tác quy hoạch phát triển còn nhiều yếu kém, đầu tư sản xuất tràn lan theo phong trào trong khi thị trường bảo hiểm chưa thực sự phát triển dễ dẫn đến rủi ro cho các nhà sản xuất kéo theo sự rủi ro tín dụng ngân hàng.

+ Hệ thống pháp luật và cơng tác thực thi pháp luật cịn nhiều bất cập. Luật pháp chưa ổn định, thường xun thay đổi, cịn thiếu và cơng tác thực thi pháp luật còn chưa triệt để ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng.

- Cơ chế chính sách của NHNN

+ Từ năm 2009, khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, NHNN liên tục có những cơ chế chính sách mới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Cấp vốn, xử lý tài sản đảm bảo, lãi suất, thị trường tiền tệ, cơ chế điều hành.v.v. Việc này, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Việc cân đối nguồn tài chính đảm bảo thực hiện theo đúng các chính sách, quy định của NHNN, đồng thời phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn hoạt động là không đơn giản. Mặt khác, NHNN liên tục có chính sách trần lãi suất huy động và cho vay, nên chênh lệch lãi suất huy động và cho vay thực tế rất thấp, ảnh hưởng tới quỹ thu nhập của Chi nhánh.

+ Thị trường tài chính, tiền tệ ra đời từ lâu nhưng chưa thực sự phát triển, quy mô nhỏ, hàng hố, cơng cụ giao dịch còn nghèo nàn. Vì vậy, vai trò điều tiết của NHNN trên thị trường tiền tệ còn nhiều hạn chế, các cơng cụ phịng ngừa rủi ro cịn ít áp dụng như: các giao dịch hoán đổi ngoại tệ, hoán đổi lãi suất...

- về phía khách hàng

+ Nhiều khách hàng hoạt động kinh doanh với quy mô , vì mục tiêu tăng lợi nhuận, họ đã không ngần ngại thay đổi phương thức và quy mô kinh doanh một cách đột ngột, một số đó đã rủi ro. Những biến động lớn của thị trường trong những năm qua cùng năng lực quản lý và điều hành của khách hàng còn hạn chế làm hoạt động kinh doanh khơng như dự kiến, khơng hiệu

62

quả dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

+ Huyện Đông anh là huyện ngoại thành, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tuy các khu công nghiệp chế xuất có hình thành và phát triển, song với truyền thống tập trung vốn cho nông nghiệp, nông thôn và với nguồn vốn còn hạn chế nên khách hàng chủ yếu của ngân hàng là nông dân, doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, nguồn ngoại tệ, tiền kiều hối, khách hàng tham gia thanh toán ngoại tệ cho nước ngoài thông qua ngân hàng cịn ít. Dẫn đến nguồn thu dịch vụ kinh doanh ngoại hối thấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể.

+ Một số khách hàng còn thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu năng lực quản lý, đạo đức kinh doanh yếu. Thị trường sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nhỏ hẹp, hàng hoá tiêu thụ khơng có uy tín trên thị trường, khó thâm nhập và phát triển, trong khi năng lực tài chính của doanh nghiệp lại yếu, không đủ vốn để giải quyết các vướng mắc trong kinh doanh và tạo động lực cho sự phát triển nên hiệu quả kinh doanh thấp. Một số đơn vị sản xuất kinh doanh khơng có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào chuyên môn nên năng suất lao động thấp, việc sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, hiệu quả kinh doanh chưa cao.

+ Một số khách hàng vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, sau khi bán được hàng thu tiền về phải trả nợ ngân hàng nhưng không trả nợ mà lại dùng tiền vào mục đích kinh doanh khác: buôn bán bất động sản, buôn lậu hàng hoá, cho vay lãi.. .thậm chí giám đốc công ty lợi dụng tiền vay của công ty để đầu tư kinh doanh của cá nhân gây rủi ro cho công ty và chi nhánh.

+ Sức ép về việc làm, thu nhập của người lao động, công tác kiểm tra giám sát XDCB còn nhiều yếu kém, quy chế đấu thầu còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều đơn vị xây dựng đã bằng mọi giá, kể cả bỏ thầu với giá thấp, thậm chí lỗ để được trúng thầu. Do vậy quá trình thi cơng doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, chất lượng công trình làm chậm tiến độ thanh quyết tốn nên khơng thực hiện được cam kết trả nợ đúng hạn, thậm chí có cơng trình yếu kém phát sinh tiêu cực liên quan đến pháp luật do đó khơng trả được nợ vay.

63

+ Sức ép của cạnh tranh trong việc ký kết hợp đồng và sức ép của các điều kiện vay vốn ngân hàng do đó nhiều doanh nghiệp quyết tốn, báo cáo tài chính sai sự thật nhằm tạo niềm tin cho các đối tác, nhà đầu tư nên khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập, phân tích, xử lý thơng tin để thẩm định và quyết định cho vay.

+ Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ nhưng chưa đến điểm đóng cửa tức là nếu tiếp tục sản xuất thì lỗ ít nhưng nếu đóng cửa thì lỗ rất nhiều buộc doanh nghiệp vẫn phải duy trì hoạt động. Khi đó, muốn tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động, doanh nghiệp phải báo cáo sai sự thật. Việc này đòi hỏi CBTD phải có kinh nghiệm, có số liệu tích luỹ của doanh nghiệp nhiều năm liền mới phát hiện được. Vì vậy, nó làm ảnh hưởng

Một phần của tài liệu 0378 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w