Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động:

Một phần của tài liệu 0378 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 42)

Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động thay đổi theo từng thời kỳ trong năm. Năm 2010, trước biến cố lạm phát gia tăng nhanh, NHNN đã điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng dần theo từng thời kỳ, ấn định mức lãi suất huy động và cho vay trong hệ thống NHTM trên cơ sở mức lãi suất cơ bản đưa ra. Mọi động thái thay đổi lãi suất huy động và cho vay của các NHTM, đặc biệt là NHTM nhà nước đều được NHNN giám sát và quản lý chặt chẽ.

Năm 2010, do cạnh tranh giữa các NHTM gay gắt đã đẩy lãi suất huy động tăng nhanh, đỉnh điểm lên đến 18%/năm, trong khi trần lãi suất cho vay bị ấn định trên cơ sở lãi suất cơ bản NHNN đưa ra, làm cho chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào của các NHTM thấp. Năm 2011, NHNN ấn định trần lãi suất huy động là 14%, năm 2012 giảm xuống còn 12% và các NHTM được cho vay theo lãi suất thoả thuận, điều này giúp cho các NHTM củng cố tình hình tài chính, tăng thu nhập do chênh lệch lãi suất cho vay và huy động lớn hơn.

1.3.2. Môi trường bên trong

1.3.2.1. Thương hiệu, mạng lưới hoạt động

Nhận thức được sự thiết yếu của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh, các NHTM đã đẩy mạnh công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu gắn liền với sản phẩm và thế mạnh riêng có. Thương hiệu của NHTM ở Việt Nam chỉ thực sự thấy rõ ở các NHTMNN như: Viettinbank, BIDV, Vietcom bank, Agribank và một số NHTM CP lớn: Sacombank, ACB...

Agribank Việt Nam là ngân hàng điển hình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Với mạng lưới rộng khắp cả nước và quá trình hoạt động trong gần 25 năm đã tạo nên thương hiệu, phấn đấu trở thành NHTM hàng đầu tại Việt Nam.

27

1.3.2.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành

Vấn đề then chốt trong quản lý điều hành của các NHTM chính là định hướng hoạt động, đặt ra mục tiêu chiến lược, các kế hoạch phải thực hiện và phương thức thực hiện như thế nào. Năng lực quản lý của nhà lãnh đạo NHTM sẽ quyết định các chính sách về phát triển của NHTM như chiến lược phát triển dài hạn, chính sách đầu tư, cho vay, chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng, chính sách nhân sự, cơ sở vật chất, cơng nghệ thơng tin..

- Trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng: Vấn đề quan trọng có tính quyết định trong việc đổi mới phương thức quản lý là con người. Mỗi NHTM

cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực của các cán bộ quản lý cấp cao, có chính sách thu hút nhân tài tạo nguồn nhân lực theo NHTM hiện đại.

- Mơ hình tổ chức: Mơ hình tổ chức của ngân hàng phụ thuộc vào hai yếu tố:

+ Quy mô vốn của ngân hàng quyết định phương hướng kinh doanh, các hoạt động, dịch vụ của ngân hàng, các đối tượng khách hàng mà ngân hàng phục vụ.

+ Các quy định của nhà nước về điều chỉnh, khống chế hoạt động kinh doanh ngân hàng theo mục tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và nền kinh tế. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức của NHTM.

Tổ chức bộ máy của NHTM không ngừng thay đổi trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Sự phát triển của các tổ chức tài chính, sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sự phát triển của công nghệ thơng tin, q trình đa dạng hố và tồn cầu hố nền kinh tế tạo ra các mối liên kết đều dẫn đến sự thay đổi của bộ máy ngân hàng.

Tổ chức bộ máy nhằm mục tiêu là tăng hiệu suất công việc, tăng thu nhập và giảm rủi ro cho ngân hàng. Tổ chức bộ máy vừa phải đảm bảo quyền và hiệu quả kiểm soát của Ban lãnh đạo ngân hàng vừa tăng tính độc lập tương đối của các thành viên.

28

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh ngân hàng, nhất là các sản phẩm dịch vụ thanh tốn là một điều tất yếu. Việc hồn thiện và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chỉ thực sự hiệu quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, tiên tiến. Do vậy, việc sử dụng đúng và hiệu quả cơng nghệ đó là một vấn đề cần chú trọng giúp tăng cường năng lực cạnh tranh, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

1.3.2.4. Chiến lược sản phẩm

Sự phát triển của các tổ chức tài chính, của cơng nghệ hiện đại và nhu cầu đa dạng của khách hàng dẫn đến sự gia tăng các sản phẩm dịch vụ, ngân hàng. Các ngân hàng đầu tư nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao (thẻ thanh tốn, thẻ thơng minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e-banking). Cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch, phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường. Tập trung vào các khu vực thị trường , khách hàng mục tiêu. Những thị trường mới nổi và thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động chính mà mỗi NHTM có chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ riêng. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả các NHTM nên có chiến lược bán “Trùm hay gói sản phẩm” để phục vụ nhu cầu đa dạng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Qua đó giúp ngân hàng thu hút được khách hàng, tăng thu nhập, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính.

1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàngthương mại thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM có ý nghĩa rất quan trọng:

- Giúp tăng cường khả năng làm trung gian tài chính cũng như tăng mức huy động các nguồn vốn trong nước, phân bổ nguồn vốn đó có hiệu quả,

29

góp phần đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- NHTM hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì việc cung ứng vốn tín dụng và các dịch vụ khác sẽ có chi phí thấp góp phần năng cao năng lực cạnh

tranh của các TCKT, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Nhờ đó, tác động trở lại giúp hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả và phát triển hơn.

- Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, NHTM sẽ có điều kiện để tăng tích lũy, hiện đại hóa cơng nghệ, năng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.

1.5. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàngthương thương

mại nước ngoài và bài học với Việt Nam

1.5.1. Kinh nghiệm của các Ngân hàng nước ngoài

1.5.1.1. Trung Quoc

- Tăng cường năng lực quản trị ngân hàng bao gồm cả về tổ chức, nhân

sự; Tiến hành tổ chức lại ngân hàng nhân dân Trung Hoa nhằm tăng cường khả năng giám sát, tính độc lập, tự chủ trong quản lý, điều hành các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương này. Tiếp theo là củng cố và tăng cường hệthống giám sát tài chính bằng việc thành lập Uỷ ban giám sát Ngân hàng Trung Hoa, tập trung công tác quản trị rủi ro ở các NHTM. Ban hành hàng loạt văn bản và quy định mới, áp dụng những chuẩn mực kế toán và kiểm toán độc lập khắt khe hơn và những thông lệ quản trị công ty hiện đại nhằm nâng cao tính minh bạch, khôi phục, duy trì niềm tin của khách hàng, nhận diện những ngân hàng có vấn đề để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, xử lý.

Một phần của tài liệu 0378 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w