Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0378 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 86)

- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 4.467 1,

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

3.2.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

- Việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn cần thực hiện theo đúng quy định hiện hành, cần tích cực đơn đốc, bám sát tình hình tài chính, thậm chí phát mại tài sản đảm bảo khi có thể để thu hồi các khoản nợ xấu, nợ rủi ro hiện có tại chi nhánh. Giao chỉ tiêu thu nợ quá hạn và nợ rủi ro, có chính sách khuyến khích trên số tiền thu được theo từng quý trong năm đối với từng cán bộ tín dụng. Đồng thời quản lý chất lượng tín dụng đối với các khoản cho vay mới, hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn mới phát sinh, kiên quyết không để nợ cho vay mới trở thành nợ tồn đọng, tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản đầu tư cho vay mới không vượt quá 3% tổng dư nợ của chi nhánh.

- Đối với những khoản nợ xấu khó địi, chi nhánh cần có đề xuất trình lên Agribank Việt Nam để được xử lý rủi ro vừa giúp giảm bớt nợ xấu vừa làm tăng thu nhập cho chi nhánh khi thu được nợ.

- Đối với những khoản nợ tiểm ẩn rủi ro, có khả năng chuyển nợ quá hạn khi hoạt động kinh doanh của khách hàng không theo đúng dự kiến, nguồn

69

tiền về chậm hơn, chi nhánh cần thực hiện cơ cấu nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng theo đúng chỉ đạo của NHNN và Agribank Việt Nam.

- Thực hiện phân loại và đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng hàng năm: Việc phân loại khách hàng giúp cho ngân hàng xác định được mức cho vay tối đa đối với từng khách hàng, từ đó giúp cán bộ và ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc cho vay cũng như biện pháp cho vay cũng như biện pháp đảm bảo tiền vay được áp dụng, vừa an toàn cho ngân hàng, vừa thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các quy trình, thủ tục vay vốn, thường xuyên chỉnh sửa và hoàn thiện để hạn chế các sai sót, nâng cao chất lượng tín dụng của từng món vay, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra: Thực hiện tốt các cơ chế về tín dụng những văn bản pháp luật, nghị định của ngành, liên ngành có liên quan đến hoạt động tín dụng, sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam và NHNN. Có hình thực kỷ luật thích đáng, nghiêm minh với những cán bộ tín dụng cố tình sai phạm, không thực hiện đúng quy trình, quy định về cho vay.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay bảo đảm khả năng xấu nhất xảy ra với khách hàng thì ngân hàng vẫn có thể thu được nợ:

+ Tài sản đảm bảo tiền vay phải là tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân thực hiện việc bảo đảm tiền vay với ngân hàng. Đặc biệt với những khách hàng vay vốn cá nhân hay hộ gia đình, tài sản đảm bảo phải mang tên chính chủ, hạn chế nhận tài sản của bên thứ ba.

+ Tài sản làm đảm bảo tiền vay phải dễ chuyển nhượng, dễ bán. Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay so với giá trị món vay phải đảm bảo đúng quy định hiện hành, khi bán tài sản đảm bảo phải đủ thu được nợ và các khoản chi phí phát sinh liên quan.

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Thực hiện kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các cán bộ tín dụng tại chi nhánh, từ đó tìm ra những ưu nhược điểm của

10

từng cán bộ đồng thời có những đánh giá nhiều chiều, khách quan đối với từng món vay.

- Cần bố trí cán bộ tín dụng một cách khoa học, hợp lý, căn cứ vào trình độ, năng lực chuyên môn, sở trường của cán bộ tín dụng mà bố trí sắp xếp cơng việc. Từ đó, nhằm khai thác và phát huy đựơc năng lực, sở trường của họ đồng thời hạn chế được rủi ro, sai lầm có thể xảy ra do bất cập về năng lực, trình độ với u cầu của cơng việc.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại để phân tích, xử lý số liệu, thông tin, hỗ trợ cho hoạt động thẩm định, nắm bắt khách hàng thường xuyên, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn vay của khách hàng, phân tích tình hình tài chính của khách hàng nhất là với những khách hàng lớn nhằm phát hiện những dấu hiệu xấu dẫn đến rủi ro tín dụng để có biện pháp chủ động xử lý kịp thời, tăng cường giáo dục, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trên máy vi tính.

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Đây là biện pháp cần thiết nhằm bảo toàn vốn vay, ngân hàng trích một lượng dự phòng nhất định căn cứ vào mức độ rủi ro của từng nhóm nợ vay để có nguồn bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu 0378 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w