Các khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục (Trang 30 - 32)

1.2.1.1. Quản lý

Trong quá trình phát triển của lý luận quản lý, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý do các nhà nghiên cứu lý luận và nhà thực hành quản lý đưa ra dưới các góc độ tiếp cận khác nhau.

Trong cuốn “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục”, tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”. [11]

Trong cuốn Giáo dục học tập 1, Hà Thế Ngữ đưa ra khái niệm như sau: “Quản lý là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống, để tác động đến hệ thống, nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới”. [8]

Theo H.Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực các nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”

[17.tr 12]. Ngồi ra, theo Henry Faylo (1845-1825) “Quản lý là dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [18. Tr13].

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Quản lý là quá trình chủ thể quản lý vận

dụng các chức năng quản lý tác động lên khách thể quản lý để đạt được các mục tiêu mà tổ chức đề ra.

Về chức năng quản lý được nhiều tác giả thống nhất cho rằng quản lý có 4 chức năng cơ bản là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

- Lập kế hoạch: Người quản lý đề ra mục tiêu, xác định chức năng, nhiệm

vụ của các cá nhân và đơn vị, xây dựng nguyên tắc, cơ chế và phương thức tổ chức thực hiện, xác định kinh phí cũng như dự báo kết quả đạt được.

- Tổ chức: Là sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hành và quyền lực cho các

thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Xây dựng các cơ cấu, nhóm, tạo sự hợp tác liên kết, xây dựng các yêu cầu, lựa chọn, sắp xếp, bồi dưỡng cho phù hợp, phân công nhóm và cá nhân.

- Chỉ đạo: Là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức làm cho họ

nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức, là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ chức, nhân lực đã có của tổ chức vận hành theo đúng kế hoạch đã đề ra và đảm bảo các hoạt động của tổ chức diễn ra trong trật tự, kỷ cương nhằm đạt tới mục tiêu của tổ chức. Trong chỉ đạo, chú ý sự kích thích động viên, thơng tin hai chiều đảm bảo sự hợp tác trong thực tế.

- Kiểm tra: Là những hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến khách thể

quản lý nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức. Xây dựng định mức và tiêu chuẩn, các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh.

1.2.1.2 Quản lý hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên các trường Công an nhân dân theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

Từ các khái niệm và nội dụng đã phân tích ở trên, luận văn xây dựng khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên các trường Công an nhân dân theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục như sau: "Quản lý

hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên các trường Công an nhân dân theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục là q trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường thơng qua việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động ngồi giờ chính khóa cho học viên các trường Công an nhân dân nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học viên cơng an".

Trong q trình quản lý hoạt động ngồi giờ, các trường cơng an nhân dân chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chủ động, tự giác, sáng tạo của học viên trong các hoạt động ngồi giờ chính khóa; phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa sinh động, hấp dẫn, đa dạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)