Tăng cường kiểm tra – đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh sự phối hợp giữa các LLGD trong tổ chức thực hiện HĐGDNGCK cho học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục (Trang 75 - 77)

9 70,5 20,5 00 3,88 6 Quản lý việc phân bổ kinh

3.2.3 Tăng cường kiểm tra – đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh sự phối hợp giữa các LLGD trong tổ chức thực hiện HĐGDNGCK cho học viên

giữa các LLGD trong tổ chức thực hiện HĐGDNGCK cho học viên

3.2.3.1 Mục tiêu và nội dung của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp: Kiểm tra đánh giá là một trong các chức năng quan trọng của công tác quản lý, giúp cán bộ QLGD có được những thông tin ngược và kết quả hoạt động và quản lý của mình. Đối với công tác quản lý

HĐGDNGCK cho học viên trường Đại học PCCC theo hướng phối hợp các LLGD thi kiểm tra đánh giá lại càng trở nên quan trọng, mang tính bắt buộc vì các LLGD phối hợp tổ chức thực hiện HĐGDNGCK khơng cịn nằm trong khn khổ nhà trường, không chịu sự quản lý trực tiếp của nhà trường nên dễ nảy sinh nhiều vấn đề. Kết quả của công tác kiểm tra, đánh giá sẽ là cơ sở để nhà quản lý nắm bắt được ưu điểm và những bất cập trong việc phối hợp giữa các LLGD khi triển khai hoạt động, cũng như trong công tác quản lý. Cán bộ QLGD phải tìm nguyên nhân và đề xuất được các biện pháp phát huy hoặc khắc phục để công tác quản lý HĐGDNGCK theo hướng phối hợp các LLGD trong và ngoài trường ngày đạt kết quả cao, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra ban đầu.

Nội dung của biện pháp: Xây dựng quy trình, nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra phù hợp, đề ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGCK theo hướng phối hợp các LLGD.

3.2.3.2 Cách thực hiện

Cán bộ quản lý nhà trường phải xây dựng được quy trình nội dung, hình thức kiểm tra, đề ra tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá. Nội dung, tiêu chí đánh giá được xây dựng trên kế hoạch tổ chức HĐGDNGCK theo hướng phối hợp các LLGD đã đặt ra. Các tiêu chuẩn đánh giá phải định lượng được số lượng và chất lượng hoàn thành các nhiệm vụ của kế hoạch đề ra. Nội dung đánh giá là đánh giá mức độ hoàn thành của các chỉ tiêu đặt ra cho các lực lượng phối hợp tham gia tổ chức HĐGDNGCK.

Căn cứ trên nội dung kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá, các cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá. Công tác kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện kế hoạch. Từng giai đoạn của kế hoạch đều cần có kiểm tra và đánh giá xem quá trình thực hiện phối hợp các LLGD ở các giai đoạn, phát hiện kịp thời những tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Về cơ chế kiểm tra cần chú ý đến các vấn đề sau: 1) Lực lượng tham gia vào công tác kiểm tra phải có đủ các thành phần của các LLGD trong và ngoài

trường. 2) Công tác kiểm tra cần có sự phân cơng nhiệm vụ rõ ràng giữa các thành viên tham gia; 3) Cần đa dạng các hình thức kiểm tra; 4) Cán bộ QLGD phải đánh giá được hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá trên các mặt như: Quy trình kiểm tra, đánh giá, đánh giá có tuân theo các tiêu chuẩn, tiêu chí khơng; cơng tác kiểm tra, đánh giá có khách quan, minh bạch và phản ánh được thực chất kết quả của hoạt động hay không; đánh giá hiệu quả của các LLGD khi tham gia HĐGDNGCK. 5) các nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch và sự phối hợp với các LLGD trong và ngoài nhà trường; Kiểm tra việc chỉ đạo thực hiện sự phối hợp của các LLGD trong và ngồi trường trong cơng tác quản lý, điều hành các HĐGDNGCK cho học viên. Kiểm tra về mức độ tác động của các HĐGDNGCK đến học viên; Kiểm tra để tìm hiểu về nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng của học viên khi có sự phối hợp của các LLGD, đặc biệt là có sự tham gia của các lực lượng giáo dục bên ngồi nhà trường để có biện pháp điều chỉnh kịp thời cho các kế hoạch sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)