trường Công an nhân dân theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục
Nội dung 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động ngồi giờ chính khóa của học viên các trường Công an nhân dân theo hướng phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
Xây dựng kế hoạch được xem là khâu quan trọng nhất trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên là mục tiêu và phương thức hành động được vạch ra một cách có hệ thống, dự kiến tiến hành triển khai hoạt động trong khoảng thời gian nhất định, theo một trình tự, thời hạn nhất định, nhằm thực hiện mục tiêu mà nhà trường đề ra. Trong công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục, cán bộ quản lý cần xem xét đến vai trò, nhiệm vụ của tất cả tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngồi nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch khơng
chỉ giúp cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý học viên thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, mà còn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên tham gia vào các hoạt động lành mạnh, có tổ chức, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giảm tối đa quỹ thời gian nhàn rỗi vào những hoạt động tiêu cực.
Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục gồm một số nội dung cụ thể như sau:
- Dự kiến ban chỉ đạo và các đối tượng tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học viên;
- Xây dựng kế hoạch phân công chức năng, nhiệm vụ cho các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên theo tuần, theo tháng, theo quý, theo năm phù hợp nội dung, hình thức hoạt động theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục;
- Xây dựng kế hoạch tập huấn cho các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa;
- Xây dựng kế hoạch thao giảng, tổ chức tiết học mẫu cho học viên trong các hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa của nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch chi tiết về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thực hiện hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.
Nội dung 2: Tổ chức hoạt động ngồi giờ chính khóa của học viên các trường Công an nhân dân theo hướng phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
Tổ chức thực hiện các hoạt động ngồi giờ chính khóa cho học viên là việc nhà quản lý xác định đối tượng tham gia và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
lực lượng giáo dục. Để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên cần có sự góp sức, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường. Chính vì vậy, việc xác định đúng người, đúng việc cùng với nguyên tắc và cơ chế phối hợp rõ ràng, phương pháp thực hiện khoa học sẽ giúp cho hoạt động đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình tổ chức hoạt động, Ban Giám hiệu nhà trường thực hiện vai trò chỉ đạo chung đưa ra các chủ trương, chính sách, nguyên tắc chung và cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục. Trưởng Khoa/Phòng nghiệp vụ/Tổ chức đồn thể/ Trung tâm/Phịng quản lý học viên được giao làm đầu mối cho từng hoạt động ngoài giờ chính khóa; đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý tham gia trực tiếp vào công tác giáo dục. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động ngồi giờ chính khóa của học viên các trường CAND theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục cụ thể là:
- Thành lập Ban chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên cho học viên;
- Tổ chức huy động các lực lượng giáo dục tham gia quản lý hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên;
- Ban hành cơ chế phối hợp và giao nhiệm vụ cho các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên;
- Tổ chức tập huấn cho các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên;
- Tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa kiểu mẫu trong đó có sự tham gia của các lực lượng giáo dục;
- Trực tiếp tham dự một số hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên;
- Ban hành quy chế khen thưởng cho các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên;
- Quản lý việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên.
Nội dung 3: Chỉ đạo thực hiện hoạt động ngồi giờ chính khóa của học viên các trường Công an nhân dân theo hướng phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
Công tác chỉ đạo là quá trình chủ thể quản lý chỉ huy, lãnh đạo, dẫn dắt, điều chỉnh các lực lượng giáo dục thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Đối với hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên, Ban Giám hiệu nhà trường tiến hành giao nhiệm vụ và hướng dẫn các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động; hướng dẫn, đơn đốc, động viên, kích thích sự chủ động, sáng tạo, tích cực của các đối tượng. Ngoài ra, cán bộ quản lý nhà trường còn phải giám sát, kiểm tra và điều chỉnh đảm bảo mọi công việc được thực hiện đúng hướng; Xây dựng môi trường thuận lợi, thúc đẩy các hoạt động ngoài giờ của học viên có hiệu quả..
Các nội dung trong công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục gồm có:
- Xác định chính xác mục tiêu hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục;
- Xác định cơ chế phối hợp; nguyên tắc và phương pháp thực hiện hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục;
- Động viên, khuyến khích, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho các lực lượng giáo dục trong quá trình tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên;
- Giám sát và điều chỉnh kịp thời để giúp cho các lực lượng giáo dục thực
hiện tốt nhiệm vụ mà nhà trường phân công.
Nội dung 4: Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên các trường Công an nhân dân theo hướng phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
Kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu trong công tác quản lý. Đây là hoạt động giúp chủ thể quản lý thu thập thơng tin ngược về tình hình cơng việc từ đó đánh giá chính xác mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra. Cũng trên kết quả kiểm tra, đánh giá, chủ thể quản lý nhìn nhận đúng thực trạng, những thành tựu và hạn chế để từ đó có những điều chỉnh hợp lý cho những hoạt động sau. Công tác kiểm tra đánh giá cần được thực hiện trên tất cả các khâu của q trình tổ chức. Cơng tác kiểm tra đánh giá bao gồm: đánh giá về tiến độ, tốc độ thực hiện so với kế hoạch, xác định mức độ đạt được so với mục tiêu đặt ra, phát hiện những lệch lạc, sai sót, cũng như những nguyên nhân của chúng, phát hiện các vấn đề mới trong thực tiển cần tiếp tục giải quyết, rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý.
Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục gồm các nội dung sau:
- Xác định lực lượng tham gia đánh giá;
- Xác định tiêu chuẩn, tiêu chí, thang điểm, nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình đánh giá hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục;
- Triển khai công tác kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, đúng quy trình; - Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học viên;
- Đánh giá về hiệu quả phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên;
- Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng kinh phí và cơ sở vật chất trong hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa.