- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng nhằm mục đích xin ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và các lực lượng giáo dục về thực trạng hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này.
Dựa trên cách quy điểm của thống kê toán trong nghiên cứu khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu tác giả xây dựng thang đo với các mức độ như sau:
+ Thang đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục với 5 mức độ để đánh giá thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động. Đối với thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho học viên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục, tác giả cũng sử dụng 5 mức độ để đánh giá mức độ thực hiện 4 nội dung quản lý: Tốt; Khá; Trung bình; Yếu; Kém. Điểm cao nhất là 5 điểm thấp nhất là 1. Điểm trung bình của thang đo như sau:
1,00 ≤ ĐTB ≤ 1,80: Kém 1,90 < ĐTB ≤ 2,70: Yếu
2,80< ĐTB ≤ 3,60: Trung bình 3,70< ĐTB ≤ 4,50: Khá
4,60< ĐTB ≤ 5,00: Tốt
+ Thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, tính cần thiết và khả thi chúng tôi xây dựng với 3 mức độ: Rất ảnh hưởng/Rất cần thiết/Rất khả thi; Ảnh hưởng/Cần thiết/Khả thi; Không ảnh hưởng/Không cần thiết/Không khả thi. Điểm cao nhất là 3 điểm thấp nhất là 1.
Điểm trung bình của thang đo như sau:
1,00 ≤ ĐTB ≤ 1,66: Không ảnh hưởng/Không cần thiết/Không khả thi. 1,67 < ĐTB ≤ 2,33: Ảnh hưởng/Cần thiết/Khả thi
2,34< ĐTB ≤ 3,00: Rất ảnh hưởng/Rất cần thiết/Rất khả thi
-Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả thiết kế phiếu phỏng vấn sâu để tìm
hiểu sâu hơn ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Kết quả nghiên cứu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sẽ được tác giả xử lý số liệu bằng
thống kê tốn học. Trong đó chủ yếu sử dụng điểm trung bình số học và sử dụng tần suất, tỷ lệ phần trăm.