Nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 29 - 32)

trực tiếp ra nước ngoài

Nhà nước quyết định việc thiết lập và phát triển các quan hệ kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác cũng như với các tổ chức quốc tế. Nhà nước có đủ tư cách pháp lý để tiến hành đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định đầu tư,…trong khi các tổ chức, các chủ thể kinh tế khác như doanh nghiệp không đủ tư cách pháp lý để đàm phán, ký kết các hiệp định như vậy. Ngoài việc ban hành hệ thống luật pháp tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN, một bộ phận khung pháp luật về ĐTTTRNN còn nằm trong các điều ước quốc tế song phương

hoặc đa phương mà nhà nước ký kết hoặc tham gia như Công ước về Tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định thương mại; các hiệp định đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế trùng. Khi các hiệp định này được ký kết nghĩa là các bên đã cam kết đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp nên sẽ tăng sự tin tưởng cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Hiệp định thương mại là điều ước quốc tế được ký kết giữa hai hay nhiều quốc gia, chủ thể của luật quốc tế, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau nhằm thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên, đồng thời ấn định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ kinh tế thương mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Mai Lan Hương, 2010); (Vũ Chí Lộc, 2012); (Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, 2015).

Hiệp định đầu tư là thoả thuận được ký kết giữa các quốc gia: nước đầu tư và nước nhận đầu tư, nhằm khuyến khích, xúc tiến và bảo hộ đầu tư trên lãnh thổ của nhau. Hiệp định đầu tư song phương là hiệp định được ký kết giữa nước đầu tư với nước nhận đầu tư, còn hiệp định đầu tư đa phương là hiệp định được ký kết giữa các chính phủ của một nhóm nước với nhau. Trong ký kết, đàm phán các hiệp định đầu tư thường thống nhất về: Đối tượng đầu tư; Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế; Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc không phận biệt đối xử; Không tịch thu, quốc hữu hoá tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài; Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển vốn, tài sản hợp pháp của mình. Khi có nhiều các hiệp định, chính sách, luật pháp liên quan đén đầu tư nước ngoài thì sẽ ưu tiên áp dụng những điều khoản có lợi nhất cho các nhà đầu tư. (Mai Lan Hương, 2010); (Vũ Chí Lộc ,2012); (Trọng tài quốc tế, 2016)

Với việc toàn cầu hóa nền kinh tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng, sự dịch chuyển của lao động từ nước này sang nước khác ngày càng nhiều nảy sinh hiện tượng đánh thuế trùng. Để giải quyết vấn đề đánh thuế trùng trên thu nhập của các đối tượng nêu trên, các nước thường ký kết hiệp định song phương - hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế đối với các loại thuế đánh trên thu nhập, trong đó chủ yếu thỏa thuận việc phân chia thẩm quyền đánh thuế của

từng nước đối với một số khoản thu nhập của các đối tượng liên quan. (Bộ Tài Chính, 2013)

Giới hạn mức thuế suất đánh trên một số khoản thu nhập của đối tượng không cư trú của nước nơi phát sinh thu nhập (chẳng hạn nếu thuế suất theo quy định của luật trong nước cao hơn mức thuế suất quy định tại Hiệp định, thì áp dụng mức thuế suất theo Hiệp định); Cho khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài vào số thuế phải nộp tại nước cư trú; Ngăn ngừa việc trốn lậu thuế bằng cách tăng cường trao đổi thông tin giữa các nước ký kết.

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết, nhà ĐTTTRNN sẽ không bị tính trùng thuế mà chỉ phải nộp một lần thuế ở nước nhận đầu tư nên sẽ giảm được chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp ĐTTTRNN. Vì vậy, nếu ký kết được hiệp định này các nước đang phát triển sẽ có thêm biện pháp quan trọng để khuyến khích các doanh nghiệp ĐTTTTRNN.

Việc tham gia ký kết các hiệp định trên được coi là một yếu tố bổ sung trong việc đẩy mạnh hoạt động ĐTTTRNN. Hơn nữa, việc tham gia ký kết các hiệp định của nhà nước cũng là minh chứng để tự quảng bá cho đất nước, doanh nghiệp với đối tác ký kết. Đối với các nước đang phát triển, việc ký kết các hiệp định đầu tư với các nước là yếu tố quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp trong nước ĐTTTRNN. Cụ thể:

Tạo lập khung pháp lý liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN được hoàn thiện hơn, từ đó tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Đối với các doanh nghiệp ĐTTTRNN, việc ký kết các hiệp định chủ yếu tạo ra những quy định minh bạch, ổn định hơn, dễ tiên liệu và an toàn hơn đối với hoạt động đầu tư ở nước ngoài, giảm sự cản trở đối với dòng vốn đầu tư trong tương lai.

Tạo lập được sự tin tưởng cho các doanh nghiệp cả ở trong và ngoài nước khi tiến hành đầu tư kinh doanh với nhau, đây là yếu tố tâm lý quan trọng đối với các quyết định đầu tư.

Nhà nước có những ưu đãi hay khuyến khích đầu tư nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 29 - 32)