Giai đoạn chủ động, tích cực hội nhập sâu, rộng (Tháng 4/2006 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 71 - 74)

Thứ nhất, nhà nước ban hành khá nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết về hoạt động ĐTTTRNN đã phần nào thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN gia tăng mạnh mẽ.

Sau khi có chủ trương của Đảng về chiến lược chủ động, tích cực hội nhập, trong bối cảnh mới, các chính sách của nhà nước đã dần được hoàn thiện nhưng vẫn còn khá mờ nhạt, chưa tác động nhiều tới hoạt động ĐTTTRNN của các doanh

nghiệp nước ta. Từ khi Luật đầu tư năm 2005 ban hành chỉ có duy nhất Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về ĐTTTRNN và sau thời gian dài thực thi vẫn chưa có sửa đổi, bổ sung; cũng không có Thông tư hướng dẫn Nghị định ngoài việc sửa đổi, bổ sung những quy định về thuế, quản lý ngoại hối và đặc biệt tập trung khuyến khích ĐTTTRNN trong lĩnh vực dầu khí.

Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 08/09/2006 của Chính phủ quy định về ĐTTTRNN.

Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/07/2007 của Chính phủ quy định về ĐTTTRNN trong hoạt động dầu khí.

Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch về việc ban hành mẫu các văn bản về thủ tục ĐTTTRNN.

Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 121/2007/NĐ-CP ngày 25/07/2007 của Chính phủ quy định về ĐTTTRNN trong hoạt động dầu khí.

Thông tư số 11/2010/TT-BTC ngày 19/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam ĐTRNN.

Nghị định số 80/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Thông tư số 104/2011/TT-BTC ngày 12/07/2011 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2010/TT-BTC ngày 19/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam ĐTRNN

Thông tư số 04/2012/TT-NHNN ngày 08/03/2012 của Ngân hàng nhà nước quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác, ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài

Thông tư số 36/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng nhà nước quy định về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện nhiệm vụ ĐTTTRNN.

Luật đầu tư số 67/2014/QH13 sửa đổi Luật đầu tư 2005 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định hoạt động ĐTRNN thay thế Nghị định số 78/2006/NĐ-CP.

Năm 2006, năm khởi đầu cho hoạt động ĐTTTRNN của Viettel, đánh dấu bằng việc thành lập Ban dự án ĐTNN. Sau đó, một loạt các dự án ĐTTTRNN được thực hiện như dự án Metfone (năm 2009 tại Campuchia); dự án Unitel (năm 2009 tại Lào); dự án Natcom (năm 2011 tại Haiti); dự án Movitel (năm 2012 tại Mozambique); dự án Telemor (năm 2013 tại Đông Timor); dự án Bitel (năm 2014 tại Peru, Cameroon).

Thứ hai, những khó khăn, vướng mắc về thủ tục cấp phép, về thuế, về chuyển ngoại tệ ra nước ngoài,…đã nảy sinh, tuy nhiên, cũng đã dần được nhà nước tháo gỡ giúp doanh nghiệp an tâm hơn trong hoạt động đầu tư SXKD ở nước ngoài.

Các hoạt động cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận ĐTTTRNN thời gian qua đã được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục và thời hạn quy định. Tuy nhiên, do còn một số quy định về điều kiện và giấy tờ về hồ sơ dự án chưa được quy định cụ thể nên việc lập hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ trong một số trường hợp còn lúng túng làm cho thời gian xem xét hồ sơ bị kéo dài hơn so với quy định như văn bản xác nhận về việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước, việc xác định dự án điều chỉnh thuộc diện thẩm tra hay đăng ký điều chỉnh không rõ ràng,…, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 83/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hoạt động ĐTTTRNN. Điểm nổi bật của Nghị định số 83/2015/NĐ – CP là thay vì cấp phép, Nhà nước sẽ chỉ xác nhận các hoạt động đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài. Nghị định số 83/2015/NĐ-CP thể hiện rõ tinh thần của Luật Đầu tư 2014 là tôn trọng quyền tự do đầu tư, kinh doanh của NĐT theo hướng Nhà nước chỉ xác nhận các hoạt động đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài (không phải là cấp phép) của NĐT thông qua việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTTTRNN (thay thế cho Giấy phép đầu tư đã từng được sử dụng và Giấy chứng nhận ĐTTTRNN đang sử dụng); Nhà nước quy định rõ một số ngành nghề cấm ĐTTTRNN; quy định rõ hơn về điều kiện cấp Giấy chứng nhận

đăng ký ĐTTTRNN để NĐT lựa chọn ngành nghề đầu tư phù hợp với khả năng của mình. Thêm một điểm thuận lợi khác trong thủ tục ĐTTTRNN, đó là NĐT đăng ký đầu tư thông qua Hệ thống Thông tin quốc gia về ĐTTTRNN. Thủ tục này cung cấp thông tin sớm cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để xử lý hồ sơ dự án nhanh và thuận tiện hơn.

Bên cạnh việc quy định chi tiết một số nội dung tại Luật Đầu tư 2014, Nghị định số 83/2015/NĐ-CP bổ sung các nội dung trong Nghị định số 78/2006/NĐ-CP vẫn còn phù hợp nhưng chưa được “luật hóa” và một số nội dung khác nhằm tạo khung pháp lý đầy đủ, chi tiết và thuận lợi cho việc thực thi trên thực tế. Đáng chú ý, Nghị định số 83/2015/NĐ-CP nêu rõ các nguyên tắc của việc chuyển vốn (gồm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 71 - 74)