Định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 85 - 87)

Thứ nhất, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một bộ phận tất yếu và quan trọng của nền kinh tế.

Đối với nền kinh tế Việt Nam từ trước đến nay luôn rất chú trọng là coi nguồn vốn FDI là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, tuy nhiên để một nền kinh tế có thể phát triển bền vững thì tính chủ động là rất cần thiết. Do đó, đứng trước thời điểm Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với sân chơi quốc tế cần phải nhận thức, đánh giá đúng vai trò và tiềm năng tương lai của hoạt động ĐTTTRNN. Cần xem ĐTTTRNN là một bộ phận quan trọng và tất yếu của một nền kinh tế năng động, qua đó có những chính sách, biện pháp chú trọng một cách tích cực vào việc thúc đẩy và quản lý có hiệu quả nguồn vốn này.

Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cần phải đem lại những hiệu quả rõ rệt đối với nền kinh tế.

Vấn đề hiệu quả luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu đối với bất cứ hoạt động kinh tế nào. Hiện nay, vai trò thật sự của vốn ĐTTTRNN đối với sự phát triển kinh tế trong nước là không đáng kể. Tuy nhiên, để có những tín hiệu tích cực hơn trong

tương lai thì việc định hướng hay hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN sao cho đúng đắn và phù hợp là một vấn đề then chốt nhằm tận dụng tối đa nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng và ổn định hơn.

Thứ ba, xác định hướng địa bàn và lĩnh vực trọng tâm cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo từng giai đoạn.

Trong công tác quản lý, điều hành sao cho hoạt động ĐTTTRNN đạt hiệu quả cao nhất thì vai trò nhà nước là vô cũng quan trọng. Việc phân hóa địa bàn đầu tư và lĩnh vực đầu tư sẽ giúp các doanh nghiệp phát huy tốt nhất lợi thế so sánh nhằm tăng tính cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Việc định hướng cho doanh nghiệp dưới dạng chính sách đặc biệt là khâu thủ tục và các chính sách về thuế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận những thị trường khác nhau theo định hướng quản lý của nhà nước.

Nhà nước nên tiếp tục chú trọng, ưu tiên đầu tư, lựa chọn những ngành Việt Nam có lợi thế, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của nước tiếp nhận đầu tư như các lĩnh vực: khai thác tài nguyên thiên nhiên trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản, lĩnh vực trồng cây công nghiệp, năng lượng, viễn thông, sản xuất điện. Cụ thể:

(*) Các địa bàn khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế của Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, Myanmar, Liên Bang Nga…, từng bước mở rộng quy mô tại các thị trường tiềm năng khác như các nước Mỹ Latinh, các nước Đông Âu, châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của các DNVN.

Theo đó, bên cạnh những quốc gia mà chúng ta đã có mặt và cần tiếp tục khẳng định vị thế, thì những thị trường giàu tiềm năn khác đồng thời lại có quan hệ tốt với Việt Nam như Myanmar, Mông Cổ, các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ, các nước Caribean hay khu vực đói vốn tại Tây và Trung Phi cũng đang rất cần những dòng vốn "Made in Vietnam".

(*) Lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ các loại, vận tải, xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trồng câu công – nông nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy

các doanh nghiệp đã có sản phẩm dịch vụ tốt, mở rộng thị trường sang nước ngoài. Các lĩnh vực nhận được sự quan tâm đầu tư ở các nước đang phát triển vẫn chủ yếu là khai khoáng, chế tạo, ngân hàng, dịch vụ khách sạn, dịch vụ bán buôn, bán lẻ,v.v....

(*) Các hoạt động xúc tiến ĐTTTRNN phải đảm bảo có mục tiêu rõ ràng, cần thiết, có nội dung cụ thể, thiết thực, không phô trương mà đi vào chiều sâu, tác động đến nhiều doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của NĐT Việt Nam khi thực hiện hoạt động ĐTTTRNN.

Xu huớng tự do hóa ĐTTTRNN, nhưng trước mắt trong giai đoạn từ nay đến 2020 vẫn rất cần có sự kiểm soát của nhà nước đến công tác này, tuy nhiên, chuyển từ tư duy quản lý tiền kiểm sang quản lý hậu kiểm sau đó chuyển sang khuyến khích ĐTTTRNN theo kinh nghiệm của một số nước và xu hướng chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 85 - 87)