Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao ở nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 93 - 94)

phủ hỗ trợ doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho ĐTTTRNN, tích cực đàm phán các thỏa thuận song phương, đa phương tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài.

Kinh nghiệm một số nước như Nhật Bản, chính phủ thành lập cơ quan chuyên trách về xúc tiến ĐTTTRNN (Jetro), hoặc Hàn Quốc với cơ quan đại diện là Kotra để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các cơ hội ĐTRNN. Sau khi cơ quan phi chính phủ, hiệp hội các doanh nghiệp nhận được danh mục các cơ hội đầu tư ở nước ngoài, họ tổ chức cho các doanh nghiệp đi tìm hiểu môi trường đầu tư ở nước ngoài, còn ở Việt Nam mới chỉ tập trung thực hiện xúc tiến thu hút ĐTNN vào Việt Nam, việc xúc tiến ĐTTTRNN còn chưa được chú trọng. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản khiến hoạt động ĐTTTRNN còn thiếu bài bản, thiếu nhạc trưởng, doanh nghiệp tự khai thác thông tin tốn kém và không đầy đủ.

3.2.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài ngoài

Thứ nhất, các cơ quan thương vụ là đại diện của ngành công thương tại nước ngoài cần thể hiện vai trò của ngành trong việc nắm bắt thông tin về các DNVN ĐTTTRNN, đưa ra giải pháp và tư vấn chính sách hỗ trợ và phát triển cho ngành, đồng thời phổ biến chính sách cũng như môi trường đầu tư, kinh nghiệm, thông tin thị trường, địa bàn hoạt động cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các cơ quan thương vụ cần có các hoạt động kết nối các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài trở thành cộng đồng để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, liên kết, mở rộng cơ hội đầu tư, hỗ trợ cho các dự án đầu tư của Việt Nam tại đây.

Thứ hai, các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài cần đặc biệt được coi trọng. Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài phải có trách nhiệm nghiên cứu

môi trường đầu tư bao gồm cơ chế pháp lý, đặc điểm môi trường đầu tư; các cơ hội đầu tư…thông báo về trong nước và hệ thống thông tin về thị trường đầu tư được thiết lập từ Trung ương đến các Bộ ngành, đến các hiệp hội và doanh nghiệp…Ngoài ra, nhà nước cần giao nhiệm vụ chính thức cho cơ quan này về trách nhiệm nghiên cứu môi trường đầu tư để cung cấp thông tin cần thiết cho các NĐT trong nước.

Thứ ba, xây dựng Trung tâm thông tin thương mại – đầu tư quốc gia; Trung tâm cung cấp thông tin miễn phí cho doanh nghiệp; Trang web cần có sự phối hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn) và nối kết với các trang web của Bộ Công thương (www.moit.gov.vn) và các trang web thị trường nước ngoài.

Đơn vị này nên thường xuyên cung cấp các văn bản mới, các đàm phán, ký kết các hiệp định song phương, đa phương; các lĩnh vực cần ưu tiên; các ngành nghề thế mạnh của Việt Nam....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)