Việc ký kết, đàm phán các hiệp định giai đoạn đầu hội nhập (từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 75 - 76)

đến năm 2000)

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Tiếp đó, đến Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) đã xác định rõ chủ trương “độc lập tự chủ, là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Thực hiện chủ trương này, Việt Nam đã bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại với một số đối tác trên một số lĩnh vực, tạo ra môi trường kinh doanh trong nước thuận lợi và khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho quá trình phát triển KTXH và hội nhập quốc tế của đất nước. Nhà nước đã đánh dấu bước khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế qua một số hiệp định:

Bảng 2.11: Tình hình ký kết các hiệp định của Việt Nam giai đoạn 1989 đến 2000

Hiệp định Thời gian

Tham gia tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên (MIGA) T1/1994

Gia nhập ASEAN T7 /1995

Hiệp định thương mại song phương Viêt Nam – Hoa Kỳ (BTA) T7/2000

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong giai đoạn này, đáng lưu ý là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000, đây là hiệp định song phương đầu tiên về hợp tác thương mại của Việt Nam dựa trên nguyên tắc tự do hóa thương mại của WTO. Hiệp định này đã đánh dấu mốc đặc biệt quan trọng trong bình thường hóa quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ nói riêng và bước đầu tạo cơ hội hợp tác đầu tư với các đối tác lớn trong tương lai nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)