Nhà nước bổ sung, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 89 - 93)

động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có định hướng

Nhà nước xây dựng danh mục khuyến khích ĐTTTRNN với những hình thức ưu đãi phù hợp như tín dụng, mua ngoại tệ, thuế,...Đối với các hoạt động ĐTTTRNN đặc biệt, có tầm ảnh hưởng lớn về vốn, công nghệ và hình ảnh đất nước thì cần có các thể chế hóa thành các văn bản, chính sách điều tiết phù hợp điều chỉnh riêng tạo thuận lợi cho các dự án trong đối tượng này hoạt động đễ dàng và phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước.

Khi ĐTTTRNN các NĐT sẽ chịu tác động của rất nhiều rủi ro đặc trưng mà các NĐT trong nước không phải gánh chịu như rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro chính trị, rủi ro đối tác đầu tư....mà các rủi ro này đều có thể xảy ra và ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp nên nhà nước rất cần tạo ra những ưu đãi nhằm nâng cao khả năng tạo lợi nhuận cho các doanh nghiệp qua các chính sách ưu đãi về thuế, chính sách ngoại hối. Hiện nay, các chính sách này cũng được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ĐTTTRNN nhưng nhà nước cũng cần bổ sung thêm những quy định nhằm nới lỏng, tạo những thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp.

Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ xây dựng Chiến lược ĐTTTRNN chung của quốc gia, nội dung của chiến lược phải đề cập đến các vấn đề: Mục tiêu và định hướng phát triển ĐTTTRNN của VN theo kế hoạch 5 năm và cụ thể hóa từng năm; Thị trường đầu tư trọng điểm; Những chính sách khuyến khích của Nhà nước trong hỗ trợ ĐTRNN; Ngành, lĩnh vực khuyến khích ĐTTTRNN.

Thứ hai, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ĐTTTRNN. Miễn hoàn toàn các loại thuế, kể cả thuế chuyển lợi nhuận về nước trong 5 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động; Tăng cường ký kết các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước, để đảm bảo các nhà ĐTTTRNN không bị nộp thuế trùng.

Từng ngành kinh tế: dầu khí, xây dựng, nông – lâm – ngư nghiệp… Trong kế hoạch phát triển của ngành phải có nội dung về chiến lược phát triển ĐTRNN và các biện pháp hỗ trợ khuyến khích của ngành đối với hoạt động đầu tư này.

+ Khuyến khích và hỗ trợ các dự án ĐTTTRNN đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất.

+ Các hoạt động xúc tiến ĐTTTRNN phải đảm bảo có mục tiêu rõ ràng, cần thiết, có nội dung cụ thể, thiết thực, không phô trương mà đi vào chiều sâu, tác động đến nhiều doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư Việt Nam khi ĐTTTRNN.

Như vậy, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế và bộ máy quản lý hoạt động ĐTTTRNN theo hướng: Nhằm giảm thiểu sự gây trở ngại về thủ tục hành chính từ trong nước cho các nhà đầu tư ra nước ngoài; Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, doanh nhân; ĐTTTRNN an toàn và hiệu quả.

Để phát huy hiệu quả của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài nhà nước cần phải xây dựng cơ chế và sửa đổi các văn bản quy phạm liên quan để hỗ trợ cho các cơ quan thương vụ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng, Nhà nước có mối lo khi doanh nghiệp Việt Nam, người Việt Nam đem nhiều tiền ra nước ngoài đầu tư có thể sẽ ảnh hưởng đến trữ lượng ngoại tệ, hay tạo thuận lợi cho những hành vi rửa tiền, cất giấu tiền một cách bất minh. Do vậy, rào cản pháp lý hiện tại là cần thiết. Song, trên thực tế, những thủ tục nhằm kiểm soát các hành vi bất minh lại khiến các dự định đầu tư chính đáng lại gặp rủi ro. Điều này đòi hỏi cần phải có một cơ chế pháp lý hài hoà và hiệu quả hơn. Cơ chế đó có thể là:

Một là, ban hành những điều kiện đối với doanh nghiệp mong muốn đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện thì có quyền chủ động trong việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài mà không phụ thuộc vào một cơ chế cấp phép.

Hai là, thiết lập cơ chế thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài để kiểm soát được các hoạt động bất minh trong việc chuyển tiền ra nước ngoài.

Ba là, tiếp tục tích cực gia nhập các điều ước quốc tế nhằm bảo hộ đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ĐTTTRNN với các quốc gia tham gia điều ước đó.

Bốn là, phát triển các hệ thống chi nhánh ở nước ngoài nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Cơ chế này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp, mà sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận

Thứ ba, tổ chức và đẩy mạnh công tác xúc tiến, hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN

Có thể thấy rằng, nhu cầu các dịch vụ hỗ trợ khi ĐTTTRNN, đối với các dịch vụ như "Xúc tiến đầu tư", "Tư vấn pháp lý" và "Dịch vụ thanh toán" thì nhu cầu từ phía cơ quan nhà nước Việt Nam hỗ trợ là khá lớn. Dịch vụ "Nghiên cứu thị trường" thường được các doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn các tổ chức tư vấn Việt Nam. Còn các dịch vụ hỗ trợ khác được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều tổ chức cung ứng khác nhau. Do vậy, trong thời gian từ nay đến năm 2020, nhà nước vẫn là

ưu tiến số một trong các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động ĐTTTRNN được các DNVN lựa chọn.

Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho các NĐT có hoạt động ĐTTTRNN nếu không lợi thế đầu tư của các NĐT Việt Nam sẽ thấp hơn nhiều so với các NĐT nước ngoài có cùng lĩnh vực đầu tư vì họ được hưởng các chính sách ưu đãi, khuyến khích ĐTTTRNN của nước họ như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc,....

Nhà nước cần có các biện pháp thiết thực nhằm tăng cường cung cấp các loại dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp như tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc định kỳ, giữa chính phủ với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần phát triển đồng bộ các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ĐTTTRNN như mở rộng các dịch vụ thanh toán chuyển tiền, bảo hiểm, bảo lãnh tín dụng, tín dụng; dịch vụ tư pháp, hướng dẫn các thủ tục đăng ký ĐTRNN,… và đặc biệt là dịch vụ cung cấp thông tin, thông tin phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ.

Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các DN mua máy móc, trang thiết bị trong nước để mang sang các dự án ĐTTT ở nước ngoài; hỗ trợ doanh nghiệp khi doanh nghiệp tìm ra được các phương án đầu tư mới, chứng minh được tính hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, lợi ích cho quốc gia khi ĐTTTRNN.

Đi đôi với các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả việc triển khai các dự án đầu tư. Từng hoạt động cần chú trọng vào chất lượng, công tác chuẩn bị và theo dõi kết quả, đúc rút kinh nghiệm, đánh giá, để kịp thời xử lý đối với các vấn đề phát sinh, để có các điều chỉnh cần thiết với các hoạt động xúc tiến sau.

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư, nguồn lực xúc tiến đầu tư, mở rộng việc xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc hợp tác với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tổ chức các chương trình tại Việt Nam để tiết kiệm chi phí, tăng cơ hội tiếp cận thông tin của doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư.

Có sự liên kết, phối hợp giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư của các cấp ngành, địa phương, tổ chức liên quan để tạo sức mạnh tổng hợp, tăng hiệu quả, giảm chi phí

của các hoạt động; Xây dựng và kiện toàn cơ chế thông tin, phối hợp về công tác xúc tiến ĐTTTRNN giữa cấp trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý đầu mối về ĐTTTRNN là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan.

Các cơ quản nhà nước tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư có sự hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)