nhận đăng ký ĐTTTRNN, nhằm tạo cơ sở triển khai thực hiện cho tất cả các dự án ĐTTTRNN. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 104/2011/TT-BTC để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/TT – BTC trong đó có quy định bổ sung trường hợp dự án đầu tư tại nước ngoài phải chấm dứt trước thời hạn, có phát sinh khoản lỗ chưa được bù trừ hết thì DNVN được kê khai, bù trừ khoản lỗ này vào thu nhập chịu thuế của DNVN.
Tóm lại, với các bộ luật đã ban hành, các điều chỉnh về pháp lý của nhà nước thời gian qua đã đóng vai trò rất quan trọng tạo nhiều thuận lợi cho các NĐT, tránh mất cơ hội ĐTTTRNN. Tuy nhiên, qua đây cũng thấy không nên có quá nhiều thông tư, hướng dẫn cho các doanh nghiệp mà phải hướng tới xây dựng các văn bản luật rõ ràng, chi tiết hơn nữa.
2.2.2. Nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ quốc tế về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ra nước ngoài
Khi bước vào sân chơi chung của toàn cầu, bên cạnh vai trò tạo hành lang pháp lý trong hoạt động ĐTTTRNN cho các doanh nghiệp thì việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp khi ĐTTTRNN cũng cần được đảm bảo thông qua việc ký kết hiệp định giữa các nước.
Các hiệp định đầu tư nói chung không phải là biện pháp bảo hộ "một chiều" đối với các luồng vốn ĐTTTRNN của các nước. Càng ngày, các hoạt động ĐTNN càng được chi phối bởi các hiệp định đầu tư quốc tế. có thể kể tới các hiệp định EU/EFTA, BIT, FTA và gần đây nhất là TPP,... Khi ĐTTTRNN của phần lớn các nước đều tiếp tục tăng lên, các cơ quan chịu trách nhiệm về đầu tư đã tiến hành những bước đi để có thể gia nhập các hiệp ước đầu tư hoặc các hiệp định khác có nội dung đầu tư. Số lượng các quốc gia gia nhập các hiệp định này ngày càng tăng.