Nhà nước hỗ trợ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 34 - 37)

Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, các NĐT luôn so sánh mức độ hấp dẫn và rủi ro giữa môi trường kinh doanh nước họ và môi trường kinh doanh nước nhận đầu tư. Mặc dù gặp một số rủi ro khi ĐTTTRNN như rủi ro chính trị, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro văn hóa xã hội,…nhưng các NĐT vẫn luôn tích cực khai thác lợi thế so sánh của các nước nhằm tìm kiếm nguồn lợi từ các hoạt động đầu tư. Song, hiệu quả khai thác các lợi thế đó phụ thuộc không nhỏ vào các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước ….

Cụ thể: các doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính mạnh; có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; có nguồn nhân lực đủ năng lực đầu tư, quản lý SXKD, có tính tổ chức cao và có đạo đức nghề nghiệp và các doanh nghiệp phải nắm bắt được các thông tin về môi trường đầu tư, luật pháp cũng như bản sắc, phong tục tập quán của nước tiếp nhận vốn đầu tư.

Với ĐTTTRNN được ví như bơi ra biển lớn nên để doanh nghiệp bước đầu cạnh tranh được trên trường quốc tế thì rất cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước hỗ trợ

về các yếu tố bên ngoài như hỗ trợ về vốn để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp; hỗ trợ về việc cung cấp và quảng bá thông tin,... Như vậy, nhà nước có thể trợ giúp các NĐT thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư và hỗ trợ đầu tư hải ngoại; cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về môi trường ĐTNN; tổ chức các hoạt động ngoại giao, giao lưu văn hóa quốc tế và cung cấp ODA cho các nước đang phát triển.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp ĐTTTRNN về vốn đầu tư, nhà nước thường trợ giúp các nhà đầu tư của mình thông qua việc thành lập các quỹ hỗ trợ ĐTTTRNN và áp dụng chính sách bảo hiểm vốn đầu tư ở nước ngoài. Trên thực tế, ĐTTTRNN thường có độ mạo hiểm cao hơn đầu tư trong nước nên rất cần nhà nước bảo hiểm vốn đầu tư và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp ở nước ngoài.

Việc cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh và hệ thống pháp luật chính sách, thị trường cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư rất quan trọng mà chỉ có nhà nước mới thực hiện hiệu quả. Các doanh nghiệp không thể hay rất khó khăn và tốn kém nếu tự tổ chức hoạt động xúc tiến ĐTRNN. Vì vậy, nhà nước cần tổ chức các hoạt động này để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi để tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư ở nước ngoài.

Hoạt động XTĐT bao gồm việc quảng bá ra bên ngoài các hình ảnh, chính sách của nhà nước; các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp đầu tư nhằm cung cấp thông tin trung thực nhất để các địa phương, nhà ĐTNN hiểu đúng về khả năng đầu tư của các doanh nghiệp nước mình. Ngày nay, các biện pháp XTĐT ngày càng có vị trí quan trọng. Mục tiêu đầu tiên của công tác xúc tiến ĐTTTRNN là hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm hiểu cơ chế, chính sách đầu tư ở một số nước, địa bàn cụ thể để tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm quản lý đối với ĐTTTRNN trong từng thời kỳ, mục tiêu của việc xúc tiến ĐTTTRNN cũng có sự thay đổi, có sự chuyển hướng. Các biện pháp XTĐT có thể là các chiến dịch email trực tiếp hoặc điện thoại hoặc tuyên tryền với các hình thức đa dạng như:

(+) Các hội nghị xúc tiến/hợp tác đầu tư song phương cấp nhà nước; các hội nghị XTĐT song phương/đa phương cấp Bộ, ngành; các tọa đàm XTĐT giữa các địa phương của nước đầu tư với một số địa phương có quan hệ hợp tác đầu tư lẫn nhau; phối hợp với các tổ chức nước ngoài, các đại sứ quán nước ngoài tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư nước sở tại.

(+) Các hoạt động tập huấn chính sách về ĐTTTRNN của các Bộ, ngành để cung cấp các thông tin về chính sách của nhà nước đối với hoạt động ĐTTTRNN, chính sách, cơ hội đầu tư tại một số quốc gia đến các doanh nghiệp, cơ quản quản lý đầu tư ở địa phương;

(+) Hoạt động xuất bản sách, in ấn biên soạn tài liệu hướng dẫn đầu tư, tài liệu hướng dẫn thủ tục ĐTTTRNN và giới thiệu môi trường đầu tư tại một số nước, giới thiệu danh mục dự án kêu gọi đầu tư của các nước bên ngoài (do cả cơ quan quản lý trong nước, đại sứ quán tại nước ngoài, các tổ chức, hiệp hội thực hiện);

(+) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế để xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư và đầu tư có hiệu quả tại nước ngoài. Một trong những hoạt động xúc tiến ĐTRNN mà nhà nước cần dành nhiều sự quan tâm với mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác này là XTĐT tập trung chủ yếu vào các hoạt động hợp tác với cơ quan quản lý đầu tư của nước ngoài để thu thập thông tin môi trường đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư một cách an toàn; thúc đẩy từng dự án triển khai có hiệu quả tạo nền tảng để tiếp tục đầu tư các dự án đầu tư mới.

(+) Hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại nước ngoài cũng như các vấn đề vướng mắc trong nước trong quá trình thực hiện dự án tại nước ngoài;

(+) Tổ chức các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài để khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư một cách độc lập hoặc đi theo các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của nhà nước tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn đầu tư cũng là một thành phần quan trọng trong hoạt động XTĐT ở các nước đang phát triển. Tư vấn đầu tư bao gồm phổ biến, hướng dẫn các bước khác nhau của quá trình đầu tư và cũng hỗ trợ để có được giấy phép đầu tư cũng như các thủ tục và hỗ trợ sau đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)