Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 88 - 89)

tiếp ra nước ngoài

Thứ nhất, cần nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với các dự án ĐTTTRNN để khắc phục tình trạng quản lý lỏng lẻo. Phát huy hướng quản lý chuyển từ tiền kiểm sang tập trung hậu kiểm.

Với các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư, SXKD ở nước ngoài, nhà nước phải nắm bắt được các thông tin về tình hình đầu tư, SXKD, về các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp để nhanh chóng đưa ra các giải pháp tháo gỡ. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước nhằm hạn chế các hoạt động, giao dịch bất hợp pháp, gây thất thoát ngoại tệ cho đất nước; giám sát tiến trình SXKD của doanh nghiệp nhằm tránh việc lợi dụng về khoảng cách địa lý, khó khăn trong quản lý để có những hành vi tham ô, tham nhũng,..gây nguy hại cho doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.

Trong giai đoạn 2016-2025, cộng đồng DN Việt ĐTTTRNN rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, do vậy, các cơ quan ban ngành cần ban hành những hướng dẫn, quy

định và sớm hoàn thiện Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mới được thành lập ở cả 3 miền sẽ sớm phát huy hiệu quả. Đây là các trung tâm hỗ trợ DN, để giúp cho các DN Việt Nam khởi nghiệp, tư vấn về pháp luật, thuế, hải quan, lập dự án đầu tư, đào tạo,…

Trung tâm hỗ trợ DN nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và đại diện của Hiệp hội DN, và nên có từ Trung ương đến địa phương. Bởi các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ rất cần sự liên kết trong từng chuỗi giá trị để phát huy vai trò của Trung tâm mình.

Thiết lập mối quan hệ thân thiết, gần gũi hơn nữa giữa các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các thương vụ, tham tán Việt Nam đang công tác ở nước ngoài với các NĐT, các DN có dự án ĐTTTRNN để hỗ trợ kịp thời các khó khăn như về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán; giải quyết kịp thời các tranh chấp giữa NĐT Việt Nam với nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, yêu cầu các cơ quan này có báo cáo định kỳ về chính sách và cơ hội đầu tư của nước sở tại nhằm cung cấp thêm thông tin cho các DN ĐTTTRNN cũng như cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước để có được kế hoạch đầu tư cũng như trong tìm kiếm các cơ hội đầu tư.

Thứ hai, nhà nước cần thường xuyên tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm về hoạt động ĐTTTRNN nhằm đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả, tìm ra những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của các DN để có các giải pháp tháo gỡ kịp thời và điều chỉnh các chính sách cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)