Tình hình ký kết, đàm phán các hiệp định trong giai đoạn chủ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 76 - 79)

nhập sâu rộng (năm 2001 đến năm 2018)

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TW về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại giai đoạn 1996 - 2000. Năm 2001, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Việt Nam đã gia nhập WTO vào tháng 01 năm 2007 và tham gia 08 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương. Đến cuối năm 2015, Việt Nam đã tham gia và hoàn tất đàm phán 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Ngày 08/03/2018, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) đã được kí kết, quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị định về việc phê chuẩn CPTTP ngày 15/11/2018.

Bảng 2.12: Tình hình ký kết các hiệp định chính của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2018

Hiệp định Thời gian

Gia nhập WTO T1/2007

Tham gia các hiệp định tự do (FTA) khu vực và song phương

Với Trung Quốc (ACTIG) 2005

Với Hàn Quốc (AKFTA) 2007

Với Nhật Bản (AJFTA) 2008

Với Australia (AANZFTA) 2010

Với New Zealand (AANZCERFTA) 2010

Với Ấn Độ (AIFTA) 2010

Với Chilê (ClFTA) 2011

Với EU (EVFTA) 2014

Với Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan (VCUFTA)

2014

FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á – Âu 2014

Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương 2015

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong hầu hết các hiệp định, về vấn đề mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; xóa bỏ

thuế xuất khẩu hoặc chỉ duy trì ở mức hạn chế, không mở rộng thêm thuế xuất khẩu trong tương lai. Ngoài ra, còn có quy định “đối xử công bằng”. Theo đó “Mỗi quốc gia phải dành cho NĐT nước ngoài sự đối xử công bằng như đối với NĐT trong nước trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư khác trong lãnh thổ nước mình”.

Như vậy, với việc ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định đầu tư ngày càng nhiều, Việt Nam sẽ tăng tốc mở cửa ra thế giới, tạo lập nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, đó là cơ sở để nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Ngoài ra, với các nước trong nhóm các nước ký kết ở từng hiệp định sẽ không bị hạn chế trong việc chuyển vốn, tài sản ra ngoài quốc gia…

* Về cam kết tự do hóa đầu tư

Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO cũng như nhiều định chế tài chính như WB, ADB, IMF... Việc gia nhập WTO vào năm 2007 đã mở ra quan hệ thương mại bình đẳng giữa Việt Nam với 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước và quan hệ kinh tế thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

Trong ASEAN: Năm 1998, Việt Nam cùng với các thành viên ASEAN đã ký hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) với mục tiêu biến ASEAN thành một khu vực đầu tư có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao trên cơ sở xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài khu vực.

Trong APEC: Tự do hóa đầu tư được thực hiện trên cơ sở tự nguyện với đích cuối cùng sẽ dành MFN và NT cho các NĐT trong và ngoài khu vực vào năm 2020.

Trong WTO: Cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của hiệp định WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) ngay sau khi gia nhập, theo đó, các biện pháp ưu đãi nhằm khuyến khích ĐTNN như mức thuế nhập khẩu ưu đãi và các quy định về tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc,...bị bãi bỏ.

* Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Tính đến ngày cuối năm 2015, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế thu nhập với 72 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới.

Bảng 2.13 Lộ trình thực hiện cam kết tự do hóa trong các FTA Hiệp định Năm tham gia Năm hiệu lực Lộ trình cuối Mức độ cam kết (phạm vi, % dòng thuế)

AFTA 1995 1999 2015 - 2018 Xóa bỏ 97% dòng thuế theo chuẩn HS 8 số

ACFTA 2002 2005 2015 - 2018 90% dòng biểu thuế theo chuẩn HS 8 số

AKFTA 2005 2007 2016 - 2018 85% dòng biểu thuế theo chuẩn HS 8 - 10 số

WTO 2007 2007 2019

Cắt giảm 3.800 dòng thuế chiếm 35,5%, HS 8 số Giữ nguyên mức thuế suất 34,5% dòng thuế Số dòng thuế ràng buộc mức trần (cao hơn mức thuế suất hiện hành) chiếm 30% dòng

AJCEP 2008 2008 2025 87% dòng biểu thuế theo chuẩn HS 8 – 10

VJEPA 2008 2009 2026 92% dòng biểu thuế theo chuẩn HS 8 - 10 số

AIFTA 2009 2010 2020 78% dòng biểu thuế theo chuẩn HS 6 số

AANZFTA 2009 2009 2018 –2020 90% dòng biểu thuế theo chuẩn HS 10 số

VCFTA 2011 2014 2030 89% dòng biểu thuế theo chuẩn HS 8 số

VKFTA 2015 2016 2031 88% dòng thuế

EUUV - FTA 2015 2016 2027 88% dòng thuế

Nguồn: Viện Chiến lược & Chính sách Tài chính tổng hợp

Mục đích ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách: (a) miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước/vùng lãnh thổ trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừaviệc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.

Xét về mức độ cam kết, mức độ tự do hóa cuối cùng trong các FTA dự kiến đạt khoảng 90 - 95% số dòng thuế trong tổng Biểu thuế nhập khẩu với thuế suất cuối cùng về 0% vào thời điểm 2018 - 2020. Mức độ xóa bỏ thuế quan của Việt Nam trong ASEAN là cao nhất với tỷ lệ xóa bỏ thuế với hầu hết các mặt hàng (97%) vào năm 2018 (trừ 3% các dòng thuế nhạy cảm). Các hiệp định khác có tỷ lệ xóa bỏ thuế quan thấp hơn: VJEPA (91%), AIFTA (78%), AJCEP (89%), ACFTA (90%), AKFTA (90%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 76 - 79)