Kinh nghiệm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 37 - 48)

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước có lợi thế của thị trường trong nước với dân số đông, người dân trong nước có mức sống ngày càng tăng nhưng Trung Quốc vẫn luôn nỗ lực tìm cách mở rộng ra thị trường ngoài nước.Việc mở cửa với bên ngoài, ngay từ đầu đã được Trung Quốc xác định là “một quốc sách cơ bản lâu dài” nên Trung Quốc chủ trương “ra sức nâng cao mức độ mở cửa với bên ngoài”.

Trước năm 1978, Trung Quốc thực hiện chính sách giữ ngoại tệ ở trong nước và hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc bị kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, quy định về hoạt động ĐTTTRNN của Trung Quốc đã từng bước được nới lỏng. Tùy theo tình hình nền kinh tế, phụ thuộc cán cân thanh toán và tiềm lực kinh tế..., hoạt động ĐTTTRNN tuân theo lộ trình phát triển.

Tuy các giai đoạn khác nhau, mục tiêu có khác nhau nhưng về cơ bản ở các thời kỳ, nhà nước Trung Quốc không chỉ tham gia quản lý vĩ mô hoạt động ĐTTTRNN mà còn có vai trò to lớn trong việc trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình xâm nhập thị trường toàn cầu thông qua các biện pháp hỗ trợ hành chính, tài chính và ngoại giao. Đáng kể nhất là Trung Quốc thành lập “Quỹ mua lại” và cung cấp các khoản cho vay giá rẻ. Sự hỗ trợ này đã khuyến khích việc quyết định đầu tư của các doanh nghiệp và tạo thành lợi thế cạnh tranh so với các NĐT của các quốc gia khác tại nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, để giúp các doanh nghiệp ĐTTTRNN thành công, Trung Quốc đã điều chỉnh và hoàn thiện nhiều chính sách pháp luật có liên quan đến đầu tư, tín dụng; dành cho các doanh nghiệp “đi ra nước ngoài” các khoản vay ưu đãi. Trung Quốc điều tiết kinh tế vĩ mô, giữ cho kinh tế trong nước ổn định, lành mạnh cũng là sự hỗ trợ quan trọng cho các doanh nghiệp ĐTTTRNN.…Trung Quốc cũng đã ban hành tài liệu hướng dẫn ĐTTTRNN lần đầu tiên vào năm 2004, tài liệu liệt kê các nước, các ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư và cố gắng khuyến khích các doanh nghiệp bằng cách

cung cấp ưu đãi, tài trợ, giảm thuế,…Cụ thể, năm 2007, Trung Quốc thành lập quỹ Sovereign Wealth được hợp nhất bởi các cơ quan đầu tư do Chính phủ điều hành, công ty đầu tư Huijin Trung ương và công ty đầu tư Jianyin. Mục tiêu của Quỹ là đầu tư một phần dự trữ ngoại hối của nước này, hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư mở rộng ra nước ngoài, đặc biệt là đầu tư mua những tài sản chiến lược, tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên liệu cung cấp cho sản xuất trong nước (Wei – Bin Zhang, 2008), (Xiaoxi Zhang, Kenvin Daly, 2011), (WWF, 2007).

Bên cạnh đó, từ thực tiễn Trung Quốc chỉ ra rằng, chính sách lãi suất và tỷ giá có ảnh hưởng không nhỏ tới thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc. Do những thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô có thể được coi là rủi ro cho các công ty, rủi ro có tính tích cực sẽ khuyến khích các công ty ĐTTTRNN trong khi những rủi ro có tính tiêu cực khiến cho công ty phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Trong những năm 2000-2008, với chính sách lãi suất (giảm lãi suất (thực)) là một yếu tố tích cực cho hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc. Và gần đây, Trung Quốc phải chịu sự lên án trên toàn thế giới vì đã thao túng chính sách tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái (Nhân dân tệ đổi ra ngoại tệ) tăng, xuất khẩu trong nước sẽ bị thiệt hại, và do đó các công ty xuất khẩu sẽ tìm kiếm các phương pháp để giảm chi phí và ĐTTTRNN trở thành một sự lựa chọn quan trọng để họ có thể sản xuất trực tiếp tại nước sở tại, đây cũng là một cách tiếp cận để tránh rủi ro do tỷ giá hối đoái mang lại (Nguyễn Kim Bảo, 2002), (Zhan,J. X, 1995), (WWF, 2007).

Hơn nữa, để thực hiện chính sách “đi ra biển lớn”, Trung Quốc đã làm tốt công tác XTĐT, tạo lập thị trường qua nhiều chuyến thăm cấp Nhà Nước đến các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Phi thông qua các diễn đàn đã tạo điều kiện thuận lợi, dọn đường cho các doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập vào các nước này.

Những năm gần đây, ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt nhiều vấn đề mới nảy sinh, do tình hình quốc tế có những biến động phức tạp. Trước tình hình đó, nhà nước đã vào cuộc sâu hơn như cải cách thủ tục đầu tư. Năm

2013, có tới 98% hạng mục không cần phê duyệt, mà chỉ cần đăng ký. Ngoài ra, sau khi đăng ký, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin hoàn chỉnh là có thể hoàn thành việc đăng ký trong thời gian ba ngày. Hơn nữa, việc phân quyền đăng ký cho cơ quan chủ quản thương mại cấp tỉnh đã giúp doanh nghiệp có thể làm thủ tục ngay tại địa phương. Việc áp dụng biện pháp nói trên khiến các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục duy trì dòng vốn ĐTTTRNN, góp phần thúc đẩy ĐTTTRNN của Trung Quốc phát triển nhanh chóng (Dr. Yuqing Xing, 2012), (Hui Tan, Qi Ai, 2010).

Doanh nghiệp Trung Quốc ĐTTTRNN được hỗ trợ bởi chính sách mới của nhà nước bao gồm giảm thuế và tiếp cận dễ dàng hơn với các khoản vay. Theo chính sách mới, các doanh nghiệp đã nộp thuế doanh thu ở nước ngoài được miễn giảm thuế trong nước. Các ngân hàng của Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính và bảo hiểm cho các DNTN ĐTTTRNN, cung cấp cho họ các khoản vay hỗ trợ xuất khẩu và giao dịch mua bán sáp nhập (Đỗ Huy Thưởng, 2015).

Trung Quốc là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Chính sách mới khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện hội nhập thị trường tài chính nước ngoài. Hiện nay, ĐTTTRNN của Trung Quốc chủ yếu do các DNNN lớn thực hiện. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân ĐTTTRNN, Trung Quốc đã yêu cầu Bộ Thương mại, ngân hàng, hải quan, cơ quan quản lý giám sát ngân hàng, Cục ngoại hối… hợp tác trong hoạt động này (Michan Meidan, 2006).

Những nỗ lực trên của nhà nước, trong những năm gần đây, ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc đang được thế giới đánh giá ào ạt như cơn lốc. Theo báo cáo tháng 5 năm 2016 của hãng luật quốc tế Baker & McKenzie kết hợp với Rhodium Group, tổng giá trị vốn ĐTTTRNN của Trung Quốc sang châu Âu đã tăng từ 6 tỷ USD năm 2010 lên 55 tỷ USD năm 2014 và tiếp tục tăng 44% trong năm 2015 (Mạnh Kim, 2016). Tuy nhiên, nhiều thương vụ ĐTTTRNN của Trung Quốc không chỉ xuất phát từ lợi ích kinh tế mà còn là lợi ích ngoại giao và chính trị. Trong hầu hết trường hợp, Trung Quốc bỏ tiền giải cứu các công ty châu Âu trên bờ vực phá sản không thuần túy mang tính hỗ trợ kinh tế. Việc Ngân hàng phát triển Trung Quốc giúp Serbia giải bài toán nợ với điều kiện họ “thu được” một con cầu bắc ngang Danube. Hoặc thương vụ Trung Quốc ngã giá 43 tỷ USD để đầu tư 100%

vốn cho công ty khổng lồ chuyên về nông nghiệp Syngenta của Thụy Sỹ. Nếu thương vụ đầu tư này thành công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh lương thực của nước này….Chính vì vậy, giới chính trị thế giới bắt đầu rất thận trọng với làn sóng ĐTTTRNN của Trung Quốc.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hoạt động ĐTTTRNN của Hàn Quốc diễn ra từ những năm 70 của thế kỷ trước, hoạt động này cũng diễn ra theo lộ trình ngày ngày càng được nhà nước nới lỏng khi tiềm lực nền kinh tế mạnh hơn và cán cân thanh toán có dự trữ ngoại tệ. Hàn Quốc là quốc gia thực hiện khá sớm chính sách đề cao vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN qua các biện pháp hỗ trợ về thông tin kinh doanh, vốn, pháp lý qua việc tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định song phương, đa phương với các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư khi ĐTTTRNN (Jung Min Kim & Dong Kee Rhe, 2009)

Về hỗ trợ kinh doanh: Hàn Quốc thành lập cơ quan thực hiện chính sách về ĐTTTRNN là KOTRA gồm 11 trụ sở và 99 trung tâm tại 72 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Cơ quan này chịu trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin về nước sở tại và hỗ trợ các DN về các dịch vụ : pháp luật, vốn, lao động (Nguyễn Hữu Huy Nhựt, 2010).

Về hỗ trợ tín dụng: Hàn Quốc thành lập Ngân hàng Xuất Nhập khẩu từ năm 1976, đây là ngân hàng chính sách của Nhà nước ngoài chức năng hỗ trợ xuất nhập khẩu còn được nhà nước giao thêm chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp có hoạt động ĐTTTRNN. Ngân hàng này có chính sách cho vay vốn dài hạn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc có hoạt động ĐTTTRNN và thực hiện nhiệm vụ giám sát thực hiện bảo đảm thu hồi các khoản tiền đã hỗ trợ cho vay và việc chuyển lợi nhuận về nước. Bên cạnh đó, nhà nước giao Tổng công ty Bảo hiểm thương mại dịch vụ Hàn Quốc đảm trách việc bảo hiểm tiền ĐTTTRNN cho các doanh nghiệp.

Về hỗ trợ pháp lý: Hàn Quốc tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp Hàn Quốc ĐTTTRNN và có cơ sở bảo vệ được quyền lợi cho nhà đầu tư Hàn Quốc ở nước ngoài. Theo Chính phủ

Hàn Quốc, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Hàn Quốc “ồ ạt” đầu tư sang nước được ký kết, khi đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc sẽ khai thác tiềm năng của nước đó, các lĩnh vực đầu tư sẽ mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, với chiều sâu hơn.

Kinh nghiệm của Thái Lan

Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các công ty Thái Lan bắt đầu đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm cơ hội ĐTTTRNN, bao gồm các thị trường tiêu thụ tiềm năng chưa được khai thác như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Theo ước tính của Bloomberg, tổng số vốn ĐTTTRNN của Thái Lan từ đầu năm 2008 đến ngày 18/7/2012 lên tới 20,4 tỷ USD, tăng gấp 14 lần tổng số vốn giai đoạn từ 2003 đến 2007. Trong những năm gần đây, Thái Lan là nước luôn nằm trong tốp dẫn đầu về ĐTTTNN sang Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Có được vị trí đó là nhờ họ đã xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước ĐTTTRNN. Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ của Thái Lan trong hoạt động ĐTTTRNN vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để vận dụng vào quá trình thúc đẩy các DNVN ĐTTTRNN nói chung và ĐTTT sang Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng là hết sức cần thiết (Nguyễn Văn Thắng, 2010).

Thái Lan là một quốc gia đã rất thành công trong việc thu hút FDI, vì vậy, họ có nhiều kinh nghiệm để tổ chức bộ máy điều hành, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp Thái Lan ĐTTTRNN, đặc biệt là CHDCND Lào. ĐTTT của Thái Lan vào CHDCND Lào được đẩy mạnh với hai ngành quan trọng là ngành năng lượng và khai thác khoáng sản. Ở Thái Lan, chính phủ luôn khuyến khích, ưu đãi (ưu đãi về vốn) tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, tập đoàn, các doanh nghiệp đẩy mạnh ĐTTT sang CHDCND Lào. Chính phủ Thái Lan thực hiện nới lỏng các hạn chế về vốn ĐTTT sang CHDCND Lào đối với các công ty, xí nghiệp. Các biện pháp, chính sách của Nhà nước đều tập trung mở rộng khả năng đầu tư vào CHDCND Lào, bãi bỏ các điều luật và điều lệ gây hạn chế đầu tư vào CHDCND Lào trước đây. Chính phủ Thái Lan thành lập cơ quan quản lý vốn ĐTTTRNN nói chung, đầu tư vào CHDCND Lào nói riêng, đồng thời xây dựng một hệ thống các chính sách quản lý vốn ĐTTT vào CHDCND Lào và thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động đầu tư vào

CHDCND Lào với giá trị vốn lớn đều do Ngân hàng Thái Lan phê chuẩn. Cùng với chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác khu vực, các hoạt động đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào ngày càng tăng. Từ năm 1997, do các công ty, doanh nghiệp Thái Lan bận rộn với việc cải tổ lại cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng nên ĐTTT của Thái Lan vào CHDCND Lào có giảm nhưng nhờ các chính sách khuyến khích ĐTTTRNN của nhà nước, đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào dần dần tăng lên. Chính phủ Thái Lan rất chú trọng đảm bảo phát triển mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ lợi ích của các công ty hoạt động trong và ngoài nước. Ngoài ra, chính phủ còn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân cho các tập đoàn, đây là yếu tố thiết thực cho các doanh nghiệp ĐTTT ở CHDCND Lào. Thái Lan đã thông qua hoạt động đầu tư để chiếm lĩnh thị trường CHDCND Lào. Những năm gần đây, 95% hàng hóa trên thị trường CHDCND Lào là của Thái Lan, hầu hết người dân CHDCND Lào đều ưa chuộng hàng Thái Lan. Một vấn đề có tính quyết định trong việc đưa Thái Lan trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở CHDCND Lào là đầu tư chiếm lĩnh thị trường CHDCND Lào với nhịp độ tăng tốc nhằm chiếm chỗ và giữ chỗ. Trên thực tế, có nhiều dự án, công trình chưa có lãi, công trình làm ra chưa sử dụng hết công suất nhưng họ vẫn làm để chiếm chỗ cho sau này khi địa bàn đầu tư và tài nguyên ở trong nước họ đã cạn.

Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hầu hết là công ty tư nhân đầu tư vào CHDCND Lào.

Kinh nghiệm của Nhật Bản trong giai đoạn đầu phát triển

Nhật Bản là quốc gia được đánh giá là đã phát huy rất có hiệu quả vai trò của nhà nước qua các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp ĐTTTRNN với việc cung cấp thông tin về thị trường thông qua hoạt động của JETRO trên toàn thế giới. Thời gian đầu, JETRO hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản thông qua các hoạt động thu thập thông tin ĐTTTRNN, trong đó tập trung vào thị trường Trung Đông và Mêxicô; tập hợp và in ấn các sách hướng dẫn ĐTTTRNN, cung cấp các ấn phẩm giới thiệu về các hoạt động ĐTTTRNN. Sau đó, từ những năm 1985, JETRO hỗ trợ các NĐT Nhật Bản tổ chức các đoàn xúc tiến ĐTRNN; cung cấp thông tin và khảo sát về cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Hiện tại, JETRO hỗ trợ các doanh nghiệp thông

qua việc cung cấp thông tin về thị trường đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan, khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư. Đặc biệt, hàng năm JETRO có các hoạt động điều tra chi phí đầu tư và các chi phí dịch vụ tại hàng trăm thành phố trên thế giới để cung cấp cho các doanh nghiệp nghiên cứu, so sánh, nhìn nhận rõ về cơ hội đầu tư (Nguyễn Hải Đăng, 2012), (Nguyễn Hữu Huy Nhựt, 2010).

Về các hoạt động ngoại giao, Nhật Bản đã tăng cường các hoạt động hợp tác song phương, đối thoại với chính phủ các nước để các doanh nghiệp Nhật Bản có điều kiện thuận lợi khi đầu tư ở các nước đó. Ngoài ra, Nhật Bản còn tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp khi ĐTTTRNN thông qua việc tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định song phương, đa phương về đầu tư, các hiệp định thương mại nhằm tạo cơ sở pháp lý và đảm bảo quyền lợi cho các NĐT (Nguyễn Văn Thắng, 2002).

Hơn thế nữa, không như Trung Quốc, Hàn Quốc, ngoài việc thể hiện vai trò bà đỡ của nhà nước thông qua hỗ trợ thông tin, hỗ trợ vốn, hỗ trợ pháp lý, tạo hành lang cho các NĐT…Nhật Bản còn dọn đường cho các nhà ĐTTTRNN thông qua phát triển cơ sở hạ tầng của các nước tiếp nhận đầu tư. Cách làm này giúp Nhật Bản rất thành công khi đầu tư tại các nước Đông Nam Á nói riêng và các nước châu Á nói chung.

Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 37 - 48)