Hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 87 - 88)

Thứ nhất, Nhà nước tiếp tục đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận cho các dự án ĐTTTRNN, tiến tới bỏ hình thức cấp giấy chứng nhận ĐTTTRNN chuyển sang chỉ là đăng ký đầu tư. Với các dự án ĐTTTRNN không sử dụng vốn nhà nước có thể bỏ qua thủ tục này mà nhà nước chỉ cần quản lý điều tiết thông qua NHNN kiểm soát hoạt động chuyển vốn ra nước ngoài. Có thể bỏ qua việc đòi hỏi các doanh nghiệp chứng minh nguồn tài chính, bỏ qua việc đòi hỏi phải giải trình chi tiết ra nước ngoài DN sử dụng số vốn đầu tư đó vào việc gì và có thể linh hoạt hơn trong yêu cầu về điều kiện vốn pháp định cho từng loại dự án theo từng lĩnh vực đầu tư kinh doanh sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của NĐT mà chỉ nên tập trung vào ý tưởng đầu tư kinh doanh cũng như tính hợp pháp của các nguồn vốn mang đi đầu tư. Vậy nên, thông thoáng hơn trong các chính sách ĐTTTRNN, tránh “gò bó” điều kiện được thực hiện dự án sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự tin hơn khi vươn ra biển lớn.

Thứ hai, Nhà nước phải có cơ quan, chuyên gia làm luật hướng tới xây dựng các văn bản luật có các thủ tục ngày đơn giản, rõ ràng; có quy trình xây dựng Nghị định tốt, càng để hạn chế phải xây dựng Thông tư hướng dẫn, tránh những nội dung

mâu thuẫn giữa nhiều văn bản luật, giữa Thông tư và Nghị định, Thông tư và Luật cũng như việc triển khai các văn bản luật được nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Thực tế, pháp luật điều chỉnh đến hoạt động ĐTTTRNN được đề cập mang tính nguyên tắc chủ yếu tại Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư 2014, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP, Nghị định số 83/2015/NĐ-CP về ĐTTTRNN. Những quy định pháp lý này đòi hỏi NĐT Việt Nam nếu có nguyện vọng ĐTTTRNN thì phải làm các thủ tục tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo quy mô đầu tư, NĐT phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hay thẩm tra đầu tư.

Những thủ tục này tưởng chừng đơn giản, cần thiết cho hoạt động quản lý nhà nước, nhưng đang là một hạn chế đáng kể đối với các NĐT Việt Nam. Nhà đầu tư vừa phải lo chuyện tìm kiếm được cơ hội đầu tư tại nước ngoài, đáp ứng được các điều kiện pháp lý và đầu tư tại nước ngoài, đồng thời phải lo lắng đối với việc xin phép đầu tư. Điều này đã dẫn tới việc một số NĐT đã phải tìm cách để có được dự án đầu tư ở nước ngoài rồi mới tính tới việc xin phép cơ quan nhà nước ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)