Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 50 - 69)

ĐTTTRNN như đề ra chủ trương: Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; khuyến khích các DNVN hợp tác liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn ĐTTTRNN; Luật Đầu tư 2005 bắt đầu có hiệu lực.

2.1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua qua

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giai đoạn đầu hội nhập (1989-2000)

Thứ nhất, trước khi nhà nước có chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, do mức độ hiểu biết về thị trường quốc tế bị hạn chế, các DNVN rất dè dặt khi tham gia hoạt động ĐTTTRNN. Tuy vậy, trong giai đoạn này cũng đã có một số ít DN, chủ yếu do nhu cầu tự phát để bù đắp những thiếu hụt của thị trường đã tiến hành ĐTTTRNN. Ngày 16/01/1994, Chủ tịch nước đã phê chuẩn công ước thành lập tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên (MIGA) và ngay trong năm đó đã có 3 DN mạnh dạn đăng ký ĐTTTRNN. Song trong quá trình thực thi, do hoạt động ĐTTTRNN này vẫn chưa được rõ ràng trong các văn bản luật nên những năm 1995 đến năm 1997 chưa có doanh nghiệp nào tiếp tục tham gia vào thị trường này. Tiếp đó, tháng 11 năm 1996, nhà nước cũng ban hành Luật ĐTNN, tuy nhiên lúc này đối tượng chủ yếu vẫn là nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam nên trong giai đoạn 1995- 1997, không có dự án nào được ĐTTTRNN.

Thứ hai, sau khi có văn bản luật đầu tiên quy định về hoạt động ĐTTTRNN, hoạt động ĐTTTRNN của các DN bắt đầu có khởi sắc tuy chủ yếu vẫn dừng lại ở khâu xin cấp phép và các dự án khá manh mún, nhỏ lẻ.

Sau khi Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về ĐTTTRNN để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN có hiệu lực, hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp bắt đầu có nhiều khởi sắc, phạm vi đầu tư được mở rộng. Chỉ trong hai năm 1999, 2000, số dự án ĐTTTRNN đã tăng mạnh, chiếm 60% số dự án trong cả giai đoạn. Các DNVN đã đầu tư 40 dự án ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 32 triệu USD. Trong tổng số 40 dự án xin cấp phép trong khoảng 10 năm, thực tế chỉ có 4 năm: 1991, 1992, 1998, 2000 có dự án được

thực hiện với vốn đầu tư thực hiện rất khiêm tốn, từ 1,3 triệu USD đến 2 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện giai đoạn này chỉ bằng 18,58% (6,01016/32,346) tổng vốn đăng ký. Việc đầu tư các dự án trong giai đoạn này là rất nhỏ lẻ mà còn rất manh mún. Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn khác đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN của các DNVN. Đồng thời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt cho các DNVN từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Năm 2000, số dự án đăng ký ĐTTTRNN là 15 dự án tăng 67% so với năm trước, chiếm 37,5% tổng số dự án trong cả giai đoạn hơn 10 năm đó.

Bảng 2.2: Tình hình đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2000 (Tính theo các dự án được cấp phép) Năm Số dự án Tổng vốn Vốn bình quân 1 dự án Lƣợng vốn đầu tƣ tăng, giảm (USD) Tổng vốn đầu tƣ thực hện (USD) Tỷ lệ vốn đầu tƣ thực hiện/Tổng vốn đầu tƣ (%) 1989 1 563380 563380 - 0 0 1990 0 0 0 -563380 0 0 1991 3 4000000 1333333 4000000 2000000 0,50 1992 3 5282051 1760684 1282051 1300000 24,61 1993 4 690831 0,00 -4591220 0 0 1994 3 1306811 0 615980 0 0 1995 0 0 0 -1306811 0 0 1996 0 0 0 0 0 0 1997 0 0 0 0 0 0 1998 2 1850000 0 1850000 1500000 81,08 1999 9 12177793 1353088 10327793 0 0 2000 15 7165370 477691,3 -5012423 1210160 16,88 Tổng 40 32 976 236 824405,9 6601990 6010160 18,22

Trong giai đoạn này, vai trò của nhà nước chủ yếu thể hiện trong việc ban hành một số văn bản luật còn các vai trò về công tác định hướng, điều tiết, hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN cũng chưa được thực hiện nhiều chính vì vậy, hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp chủ yếu vẫn là tự phát. Các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và đơn thuần dựa vào các quan hệ quốc gia mà Chính phủ Việt Nam có quan hệ hữu hảo.

Đầu tư trưc tiếp ra nước ngoài giai đoạn chủ động hội nhập (2001- T4/2006).

Thứ nhất, hoạt động ĐTTTRNN có bước nhảy vọt đáng kể, các dự án đã bớt manh mún, nhỏ lẻ.

Bảng 2.3: Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006

(Tính theo các dự án được cấp phép) Năm Số dự án Tổng vốn (USD) Vốn bình quân 1 dự án

Lượng vốn đầu tư tăng, giảm so với năm trước (USD)

Tổng vốn đầu tư thực hiện (USD) Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện (%) 2001 13 7696452 592.035 531082 2522000 32,77 2002 15 172826576 11.521.772 165130124 2213558 1,28 2003 25 27309485 1.092.379 -145517091 1956412 7,16 2004 17 11596114 682.124 -15713371 2376186 20,49 2005 37 368452598 9.958.178 356856484 200000 0,05 2006 6 34418843 5.736.474 -334033755 0 0,00 Tổng 113 622300068 5.507.080 27553473 9268156 1,49 Lũy kế đến T4/2006 153 655276304 4.282.852 654712924 15278316 2,33 1989-2000 40 32 976 236 824405,9 6601990 6010160 18,22

Theo xu hướng tăng mạnh số dự án ĐTTTRNN như 2 năm cuối giai đoạn trước, năm 2001, 2002 số lượng dự án ĐTTTRNN vẫn duy trì khoảng 13 đến 15 dự án mỗi năm, song, năm 2002, ĐTTTRNN của Việt Nam đã có bước nhảy vọt với tổng vốn đầu tư lên tới 172,826576 triệu USD gấp 4,5 lần tổng vốn ĐTTTRNN 13 năm trước đó. Năm 2003, số dự án ĐTTTRNN được cấp phép lên tới 25 dự án và đặc biệt năm 2005 đã lên tới 37 dự án với tổng vốn 153 triệu USD. Và nếu tính cả giai đoạn, Việt Nam đã có thêm 113 dự án ĐTTTRNN với số vốn đăng ký là 622300068 USD, gấp gần 3 lần về số dự án và gấp khoảng 19 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn 1989 – 2000. Quy mô vốn bình quân tăng từ 0,824 triệu USD lên tới 5,5 triệu USD.

Mặt khác, trong thời gian này, với 4,2 tỷ USD vốn FDI từ nước ngoài chảy vào Việt Nam , về lý thuyết chứng tỏ rằng môi trường đầu tư trong nước ngày càng được cải thiện, thị trường trong nước vẫn chưa đến mức “chật chội” để các DNVN phải tìm cách mở rộng thị trường ra ngoài nước. Nhu cầu vốn trong nước vẫn còn cao mà các DNVN đã bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ trong việc đưa vốn ĐTTTRNN nên trong giai đoạn này có thể coi đó là một “dòng chảy” ngược vốn ĐTTTRNN.

Thứ hai, nhà nước bắt đầu tạo hành lang pháp lý, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho các DNVN tiến hành ĐTTTRNN.

Việc nhà nước ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN của DNVN, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTTTRNN của DNVN hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Quy trình đăng ký, thẩm định cấp Giấy chứng nhận ĐTTTRNN còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động ĐTTTRNN. Cơ chế phối hợp quản lý đối với ĐTTTRNN chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, văn bản pháp lý về ĐTTTRNN mới dừng ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao.

Từ thực tế nêu trên, năm 2005, Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động ĐTTTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng 7/2006). Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của. Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định các NĐT và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đều có quyền ĐTTTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ.

Hoạt động ĐTTTRNN của DNVN đạt được những kết quả trên một phần cũng do nước ta đã tham gia các hiệp định AFTA, BTA; gia nhập ASEAN, WTO,… tạo thêm cơ hội cho các NĐT. Điều này giải thích tại sao các DN như Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam… đều đã có chiến lược ĐTTTRNN và đặt kỳ vọng rất nhiều vào các dự án đang thực hiện.

Thứ ba, lĩnh vực ĐTTTRNN của các DNVN ngày càng đa dạng hơn, đã phần nào phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, song cơ cấu vốn ngành dịch vụ vẫn chưa có sự chuyển biến tương xứng với yêu cầu hội nhập.

Sau khi có hướng dẫn hoạt động ĐTTTRNN một cách chi tiết hơn và có quy định về ưu đãi đầu tư ra nước ngoài năm 2001 của nhà nước các lĩnh vực đầu tư của các DNVN cũng đã đa dạng hơn. Trong số 66 dự án ĐTTTRNN trong lĩnh vực công nghiệp, có 6 dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí chiếm 3,9% nhưng vốn đầu tư đăng ký trong ngành này lên tới 161 100 000 USD chiếm 24,59% về vốn. Đây là lĩnh vực được nhà nước rất quan tâm, có những ưu đãi, khuyến khích riêng trong lĩnh vực này.

Bảng 2.4: Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài phân theo ngành (Lũy kế đến tháng 4 năm 2018) TT Ngành Số dự án Vốn đầu tƣ của dự án ở nƣớc ngoài (USD) Cơ cấu vốn (%) Công nghiệp 66 505420985 77,13 1 CN dầu khí 6 161100000 24,59 2 CN nhẹ 12 11010959 1,68 3 CN nặng 24 289062220 44,11 4 CN thực phẩm 11 5877330 0,90 5 Xây dựng 13 38370476 5,86 Nông nghiệp 26 81931188 12,50 6 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 26 81931188 12,50 Dịch vụ 61 67924131 10,37 7 GTVT -Bưu điện 12 6683904 1,02 8 Khách sạn và du lịch 5 8831178 1,35 9 Văn hóa - Y tế 5 12127239 1,85 10 Dịch vụ khác 39 40281810 6,15 Tổng số 153 655276304 100,00

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Lợi thế của các DN trong nước cũng chính là những lĩnh vực mà các DN có thể ĐTTTRNN như chế biến thực phẩm, trồng và sơ chế cao su, sản xuất nhựa, may mặc, khai thác chế biến gỗ,...Bên cạnh đó, kết quả đầu tư cũng đã phản ánh đúng thực lực kinh tế của nước ta, một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Song tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế về cơ bản chưa có chuyển biến đáng kể, sự đổi mới của các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, viễn thông, ngân hàng, hàng không,..giai đoạn này cũng chưa thật được chú trọng, nên

chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, địa bàn ĐTTTRNN ngày càng được mở rộng, hình thức đầu tư ngày càng đa dạng, song, vai trò hỗ trợ của nhà nước chưa nhiều, bản thân các DN vẫn phải nỗ lực cố gắng rất nhiều mới đạt được các kết quả đầu tư đó.

Bảng 2.5: Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài phân theo đối tác

(Lũy kế đến tháng 4 năm 2018)

TT Quốc gia/vùng

lãnh thổ

Số dự án cấp mới

Vốn đăng ký mới của nhà đầu tƣ VN (USD)

Tỷ trọng vốn (%)

1 Lào 51 364.205.036 55,58

2 Irắc 1 100.000.000 15,26

3 Liên bang Nga 10 38.067.407 5,81

4 An giê ri 1 35.000.000 5,34 5 Campuchia 11 29.153.509 4,45 6 Singapore 12 26.568.807 4,05 7 Malaysia 3 18.746.615 2,86 8 Indonesia 2 9.400.000 1,43 9 Hoa Kỳ 17 7.862.754 1,20 10 CHLB Đức 4 4.788.100 0,73 Tổng 10 Qgia 112 633792228 96,72 Tổng 33 Qgia 153 655276304 100,00 So sánh (%) 73,20 96,72 (x)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Về hình thức ĐTTTRNN, ở giai đoạn trước, các dự án ĐTTTRNN chỉ tập trung ở hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC thì sang giai đoạn

này các doanh nghiệp ĐTTTRNN với các hình thức đa dạng hơn. Có 47% số doanh nghiệp triển khai đầu tư 100% vốn ra nước ngoài; 37,8% số DNVN liên doanh với nước ngoài và với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, phân chia sản phẩm chỉ chiếm 14,3% số doanh nghiệp thực hiện đầu tư. Trong số các dự án ĐTTTRNN giai đoạn (1989 – 2005), các DNNN chiếm tới 42% số dự án và trên 90% vốn đầu tư, phần còn lại là của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giai đoạn tích cực hội nhập sâu, rộng (từ T4/2006-2018)

Thứ nhất, nhà nước ban hành khá nhiều văn bản hướng dẫn về hoạt động ĐTTTRNN đã phần nào thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt bắt đầu xuất hiện các dự án có quy mô vốn lớn.

Bảng 2.6: Tổng hợp ĐTTTRNN của các Việt Nam giai đoạn 2006 - 2018

Năm Số dự án Tổng vốn (USD) Vốn bình quân 1 dự án (USD) Lƣợng vốn đầu tƣ tăng, giảm so với năm trƣớc (USD) T4 đến T12/2006 24 84761878 3531744,98 77896508 2006 30 119180721 3972690,70 249271677 2007 80 1067558005 13344475,06 982796127 2008 105 3051673234 29063554,61 1984115229 2009 90 2176537203 24183746,7 -875136031 2010 108 1450162305 13427428,75 -726374898 2011 78 2384425566 30569558,54 934263261 2012 84 1414416528 16838292 -970009038 2013 89 1082264696 12160277,48 -332151832 2014 109 1766000000 16201834,86 683735304 2015 122 5176083145 42426911,02 3410083145 Gđoạn 2006 – 2015 889 19653882560 22107854,4 516921777,5 Gđoạn 1989 - T4/2006 153 655276304 4282851,66 654712924 Gđoạn 1989 – 2018 1042 20309158864 19490555,53 812343819,4

Từ tháng 4 năm 2006, sau khi nhà nước có chủ trương “Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” và Luật Đầu tư 2005 bắt đầu có hiệu lực, đặc biệt là sau khi nghị định số 78/2006/NĐ-CP ra đời, hoạt động ĐTTTRNN của các DNVN đã có những thay đổi rõ nét. Chỉ trong khoảng thời gian gần 3 năm, từ tháng 4 năm 2006 đến hết năm 2008, Việt Nam đã ĐTTTRNN 4.203.993.117 USD thông qua 209 dự án. Con số này bằng 1,4 lần số dự án và gấp 6,4 lần về vốn so với cả giai đoạn 17 năm trước đó. Tính từ ngày 9/9/2006 (tức là một ngày sau khi Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ra đời) đến hết năm 2007 các DNVN đã đầu tư 100 dự án ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 816,49 triệu USD; tuy chỉ bằng 76% về số dự án, nhưng lại tăng gần gấp rưỡi về vốn đăng ký, còn vốn bình quân/dự án cũng cao gần gấp đôi so với giai đoạn 1999 - 2005, đạt 8,16 triệu USD/dự án. Xu hướng này tiếp tục gia tăng mạnh trong năm 2008 với số vốn đăng ký đạt hơn 3 tỷ USD cho 113 dự án cấp mới và 10 dự án tăng vốn.

Xu hướng này tiếp tục được duy trì đến những năm gần đây. Về quy mô vốn bình quân cho một dự án cũng cao hơn hẳn các giai đoạn trước, vốn bình quân một dự án ĐTTTRNN trong giai đoạn này lên tới 22,1 triệu USD gấp 26,8 lần vốn đầu tư bình quân một dự án giai đoạn 1989 – 2000 và gấp 4 lần so với giai đoạn 2001-2006.

Trong giai đoạn 2006 – 2018, vốn ĐTTTRNN tăng trưởng tương đối mạnh, bình quân mỗi năm tốc độ tăng trưởng vốn là 52%.Vốn đầu tư trong giai đoạn này chiếm tới 96,8% tổng vốn ĐTTTRNN của Việt Nam trong cả giai đoạn từ 1989 đến nay. Do vậy, giai đoạn này được coi là giai đoạn bùng nổ của hoạt động ĐTTTRNN.

Thứ hai, những khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư cũng đã dần được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 50 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)