Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 97 - 98)

Thứ nhất, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về hoạt động ĐTTTRNN theo hướng tạo điều kiện thông thoáng, giảm bớt các thủ tục hành chính để khuyến khích các doanh nghiệp hiện có phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Nhà nước hạn chế tối đa các can thiệp hành chính vào công tác quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN. Thậm chí, một số chức năng quản lý nhà nước được ủy thác thông qua tổ chức trung gian như ngân hàng, ngân hàng có chức năng tổng hợp hoạt động ĐTTTRNN. Ngoài ra, để thúc đẩy các DNVN ĐTTTRNN cả về số lượng cũng như nâng cao chất lượng đầu tư nhà nước cần có các cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện, nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển trong xu thế hội nhập.

Thứ hai, với các hoạt động ĐTTTRNN có tầm ảnh hưởng lớn cả về vốn, công nghệ và hình ảnh đất nước thì nhà nước cần thể chế hóa thành các nghị định điều chỉnh riêng tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này dễ hoạt động và phù hợp với tình hình hội nhập của đất nước

Thứ ba, với điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện tại nền kinh tế còn phụ thuộc khá lớn vào xuất khẩu trực tiếp, giá trị nhập siêu còn cao, cán cân thanh toán quốc tế chưa được đảm bảo, dự trữ ngoại tệ ít, chính sách tiền tệ tuy đã được nới rộng hơn nhưng vẫn được quản lý chặt chẽ của nhà nước. Do vậy, ĐTTTTRNN trong hiện tại và trong thời gian tới vẫn cần được nhà nước kiểm soát để có thể điều tiết dòng tiền vào ra hợp lý, đảm bảo cân đối vĩ mô, ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng do nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới nên nhà nước cũng cần chủ động mở cửa ĐTTTRNN trên cơ sở phù hợp lộ trình phát triển, đảm bảo tận dụng tối đa lợi thế bên ngoài để phát triển đất nước và khi nào có thặng dư về cán cân thanh

toán, có dự trữ ngoại tệ cao, tiềm lực kinh tế đủ mạnh nhà nước mới nên thực hiện chính sách tự do hóa ĐTTTRNN.

Thứ tư, nhà nước cần quan tâm hỗ trợ hơn, cần đặc biệt thận trọng và đề cao trong công tác quản lý các doanh nghiệp có dự án ĐTTTRNN tại những khu vực biên giới có ảnh hưởng đến vấn đề quốc phòng an ninh của quốc gia.

Thứ năm, vai trò quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN cần linh hoạt điều chỉnh theo lộ trình. Để DNVN có thể thực hiện ĐTTTRNN các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, do vậy, trong giai đoạn hiện tại, nhà nước cần đề ra một số điều kiện cần thiết để doanh nghiệp ĐTTTRNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 97 - 98)