Tiếp tục thay đổi nhận thức, tư duy về hoạt động đầu tư trực tiếp ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 96 - 97)

ngoài

Thứ nhất, nhà nước cần phải coi hoạt động ĐTTTRNN là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng và lợi ích mang lại cho đất nước cũng sẽ không kém gì hoạt động thu hút dòng vốn ĐTTTNN vào việt Nam. Một quốc gia có dòng vốn ĐTTTRNN càng mạnh thì sẽ càng có nhiều khả năng và cơ hội để mở rộng thị trường, tăng thêm các cơ hội kinh doanh và quay trở lại tạo ra lực hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Phải thông tin để tất cả các thành phần kinh tế đều hiểu rõ, đều coi đây là một giải pháp hữu ích khi thị trường trong nước không còn phù hợp với điều kiện hiện tại của một số doanh nghiệp. Việt Nam còn rất nhiều ngành nghề sản xuất có những lợi thế, hoàn toàn có thể đáp ứng được các khoảng trống và thị trường ngách ở môi trường quốc tế.

Hoạt động ĐTTTRNN ở nước ta chuyển sang hướng khuyến khích nhưng cũng nên có lộ trình từ khuyến khích thận trọng sang khuyến khích tích cực. Và từ đó, nhà nước thay đổi cách quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN như chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý, điều tiết. Trước đây, việc phê duyệt các dự án ĐTTTRNN chủ yếu là kiểm tra và thẩm định nhằm giúp nhà nước kiểm soát chặt chẽ hoạt động ĐTTTRNN, nay chuyển sang hướng nới lỏng dần các quy định về thủ tục ĐTTTRNN như có thể phân quyền phê duyệt cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các cấp tùy thuộc quy mô vốn ĐTTTRNN.

Thứ hai, nhà nước cần quan tâm thích đáng đến việc tuyên truyền, quảng bá về các hoạt động ĐTTTRNN của các DNVN tại nước ngoài để dư luận trong nước hiểu đúng các hoạt động ĐTTTRNN về lợi ích mà các dự án đầu tư mang lại cho nền kinh tế và người dân nước sở tại.

Đa số các doanh nghiệp ĐTTTRNN có tiềm lực còn khiêm tốn: vốn ít, khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ có hạn, kinh nghiệm hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế bị hạn chế. Thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ

chưa có mà nếu không có sự hỗ trợ đủ mạnh, làm thay đổi tư duy giúp doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong hoạt động này thì doanh nghiệp sẽ càng gặp khó cạnh tranh với các NĐT đến từ các nước trong giành thầu, thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác ở nước tiếp nhận vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)