Nhà nước định hướng và điều tiết các chính sách vĩ mô liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 32 - 34)

động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Nhà nước thường đưa ra những định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp ĐTTTRNN vào những địa bàn, lĩnh vực nhất định để đảm bảo hiệu quả và lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích quốc gia. Nhà nước còn thực hiện điều tiết thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô với những ưu đãi kèm theo. Trong thực tế, những điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô luôn có tác động mạnh đến hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp như chính sách quản lý ngoại hối, tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu, ưu đãi tín dụng, hỗ trợ thông tin, ưu đãi về thuế suất,…

Nhà nước định hướng sự phát triển của nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật cơ bản của thị trường tự do như suy thoái, khủng hoảng. Ngoài ra, nhà nước đảm bảo vai trò định hướng XHCN của cả nền kinh tế. Thông qua việc định hướng phát triển, nhà nước có khả năng tập trung, huy động các nguồn lực của nhà nước, cá nhân để tạo bước đột phá, giải quyết các vấn đề trọng yếu. Tuy nhiên, định hướng đầu tư mới chỉ đưa ra các mục tiêu cuối cùng, các mục tiêu trung gian và phác họa hướng đầu tư theo mục tiêu đó. Điều quan trọng là tiếp tục phải điều tiết, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và cũng chỉ có nhà nước mới có thể đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các điều chỉnh, cải cách kinh tế để tạo ra môi trường, tạo điều kiện thuận lợi, tạo ra những động lực mạnh mẽ để khuyến khích các hoạt động đầu tư theo đúng hướng.

Những chính sách kinh tế vĩ mô tác động mạnh mẽ đến việc thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN theo định hướng, chiến lược đầu tư của mỗi quốc gia qua chính sách liên quan đến cơ cấu ngành kinh tế và vùng lãnh thổ. Thông thường, trong một giai đoạn nhất định, mỗi quốc gia sẽ có những định hướng chiến lược về cơ cấu đầu tư nên sẽ có những định hướng, khuyến khích các NĐT đầu tư sang vùng nào, vào các lĩnh vưc ngành nghề nào mình có lợi thế,...

Nhà nước còn thực hiện điều tiết thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô với những ưu đãi kèm theo. Trong thực tế, những điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô luôn có tác động mạnh đến hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp do hoạt

động này có sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác. Hơn nữa, do hiệu quả sử dụng vốn của NĐT trong nước càng cao thì họ càng ít có nhu cầu ĐTTTRNN và ngược lại nên phải kể đến là chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động này như chính sách tài chính, tiền tệ; chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu; chính sách quản lý ngoại hối,…Các chính sách này có liên quan đến các mặt như:

- Chính sách tiền tệ và chính sách thuế có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế và từ đó cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động ĐTTTRNN... Các chính sách này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năng cân bằng ngân sách của nhà nước, lãi suất trên thị trường nên các chính sách này có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định đầu tư.

Sự thay đổi các chính sách tài chính, tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng hoặc ngược lại hoặc hỗn hợp sẽ tác động mạnh đến lãi suất thực tế từ đó làm tăng hoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của các NĐT. Chẳng hạn, việc chuyển chính sách “nới lỏng tiền tệ - thắt chặt tài chính” sang chính sách “thắt chặt tiền tệ - nới lỏng tài chính” của một số nước làm cho chi phí sử dụng vốn trong nước giảm nên mức lãi suất thực tế tăng cao, nhờ đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư nội địa, đầu tư trong nước có hiệu quả, tuy nhiên chính sách mới đó lại không khuyến khích ĐTTTRNN.

Bên cạnh đó, sự thay đổi chính sách tài chính, tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát, qua đó tác động gián tiếp làm giảm ĐTTTRNN. Khi lạm phát cao, đồng tiền nội địa bị mất giá và khi đó với cùng một đơn vị tiền tệ của bản địa sẽ mua được ít hơn các dịch vụ đầu tư ở nước ngoài, như vậy ĐTTTRNN sẽ giảm.

Do thuế thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận đầu tư nên chính sách thuế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ĐTTTRNN. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tiêu thụ đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm nên nhìn chung các chủ đầu tư đều tìm cách đầu tư ở những nước có các loại thuế thấp.

Các chính sách xuất nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN. Chẳng hạn, các ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu trong các hiệp định

thương mại song phương và đa phương của nước đầu tư sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa của các công ty của nước này thâm nhập vào thị trường nước ngoài dễ dàng vì thế hoạt động ĐTTTRNN để vượt qua được các rào cản thương mại sẽ bị giảm xuống.

+ Khả năng xuất khẩu: Khi hàng hóa trong nước sản xuất ra càng khó xuất khẩu thì NĐT càng muốn ĐTTTRNN để SXKD luôn ở nước ngoài.

+ Khả năng nhập khẩu: khi nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài càng dễ thì các NĐT càng muốn chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài sau đó nhập khẩu sản phẩm đó về nước.…

Các chính sách nới lỏng hoặc thắt chặt quản lý ngoại hối ở nước đầu tư có tác động mạnh đối với ĐTTTRNN. Nếu nới lỏng quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa thị trường vốn thì các NĐT được quyền tự do chuyển vốn ĐTTTRNN. Ngược lại, với chính sách quản lý ngoại hối thắt chặt, họ phải tuân thủ các quy chế giới hạn quyền chuyển vốn ra khỏi quốc gia, làm hạn chế khả năng ĐTTTRNN của các chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 32 - 34)