Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 80 - 85)

Bên cạnh những thành công trên, công tác phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất, mặc dù nhà nước luôn hoàn thiện dần về hành lang pháp lý với hoạt động ĐTTTRNN, tuy nhiên, thể chế chính sách chưa thực sự hoàn chỉnh, còn bất cập, thường đi chậm so với thực tế

Thứ hai,sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính trong vấn đề quản lý dự án ĐTTTRNN còn hạn chế. Các cơ quan quản lý của nhà nước gặp khó khăn trong đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động ĐTTTRNN.

Thứ ba, chiến lược tổng thể về ĐTTTRNN của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể. Trừ ngành dầu khí đã có những kế hoạch dài hạn về ĐTTTRNN. Hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam hiện nay vẫn phần nào còn mang tính tự phát của các NĐT, đặc biệt với các NĐT tư nhân.

Thứ tư, sự trợ giúp về thông tin của các cơ quan đại diện ở nước ngoài chưa nhiều, chưa hiệu quả. Thông tin về môi trường và đối tác đầu tư chưa được coi trọng và đánh giá đúng mức.

Thứ năm, hoạt động ĐTTTRNN của các DNVN gặp nhiều khó khăn về vốn. Thiếu tính liên kết trong hoạt động ĐTTTRNN, đặc biệt với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Hoạt động hỗ trợ về vốn và thực hiện chính sách bảo đảm tiền vay cho ĐTTTRNN của nước ta còn hạn chế, phần nào làm lượng vốn đầu tư thực hiện khá khiêm tốn; Tỷ lệ giải ngân, thực hiện DADT còn thấp.

Hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ngày càng khởi sắc, song các doanh nghiệp này hoạt động còn manh mún, đơn lẻ. Nhà nước vẫn chưa tạo được các cơ hội, động lực, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy NĐT tư nhân ĐTTTRNN.

Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, do yêu cầu việc điều chỉnh và luôn hoàn thiện các chính sách luật pháp trong xu thế hội nhập, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới luôn biến động.

Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế hoạt động một cách khách quan, tác động vào những quan hệ kinh tế và qua đó đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến lợi ích của mỗi cá nhân, nhóm, tầng lớp, giai cấp xã hội.

Thứ hai, công tác quản lý hoạt động ĐTTTRNN khâu tiền đầu tư chưa hợp lý, quản lý khâu kết thúc và triển khai dự án còn lỏng lẻo.

Trong khâu quản lý việc triển khai thực hiện dự án ĐTTTRNN còn chưa có sự phân định rõ vai trò quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành, địa phương nơi nhà đầu tư đăng ký kinh doanh hoặc thường trú. Việc phê duyệt các dự án ĐTTTRNN chưa được phân cấp quản lý hiệu quả, mặc dù có nhiều cải thiện trong Luật Đầu tư sửa đối 2014, tuy nhiên, các DN trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những DN miền Trung và miền Nam phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc để có được giấy phép đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều thủ tục bất hợp lý có liên quan đến cấp giấy chứng nhận ĐTTTRNN, mở tài khoản, chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư: Ví dụ muốn được

cấp giấy chứng nhận ĐTTTRNN ở Việt Nam, Chủ đầu tư phải nộp giấy chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền ở nước tiếp nhận vốn đầu tư. Trong khi đó có những nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc…đòi hỏi phải có giấy chứng nhận ĐTTTRNN của Việt Nam thì mới cấp giấy phép đầu tư.

Hiện nay vẫn chưa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về việc triển khai dự án ở nước ngoài, đồng thời công tác quản lý dự án cũng gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án ĐTTTRNN chưa đầy đủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay cơ quan quản lý ngành? Hay địa phương (cấp tỉnh, thành phố)? Các dự án ĐTTTRNN triển khai như thế nào? Còn hoạt động hay không? Không một cơ quan nào nắm rõ. Đây cũng là nguyên nhân làm cơ quan quản lý nhà nước nắm không chắc hoạt động ĐTTTRNN và không thường xuyên tổng kết đánh giá tình hình để đề xuất với Chính phủ các giải pháp phát triển hình thức đầu tư này.

Các quy định về quản lý đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước nói chung và ĐTTTRNN của các DNNN nói riêng cũng còn nhiều vấn đề bất cập, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước. Hoạt động ĐTTTRNN xảy ra ở ngoài biên giới lãnh thổ, còn chịu sự tác động của các quốc gia khác, quốc tế và khu vực.

Thứ ba, do quan điểm chủ trương ĐTTTRNN trong thời gian qua của nhà nước cũng như phụ thuộc vào bối cảnh tình hình kinh tế trong nước. nhu cầu vốn trong nước còn lớn, nhà nước chưa có định hướng khuyến khích ĐTTTRNN nên nhà nước cũng chưa cấp thiết có những chiến lược tổng thể. Từ đó, Chính phủ chưa có những chính sách điều tiết, biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho sự phát triển của hoạt động ĐTTTRNN.

Thứ tư, các cơ quan đại diện của Việt Nam như đại sứ quán, lãnh sự quán, đại diện thương mại, thường không nắm rõ số lượng dự án, thông tin về chủ đầu tư cũng như khó khăn, thuận lợi trong hoạt động ĐTTTRNN của doanh ngiệp trong nước, từ đó không thể có những biện pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Theo Quyết định số 4376/QĐ-BCT ngày 8/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thương vụ tại các nước và vùng lãnh thổ, nhiệm vụ của Thương vụ về việc giúp lãnh đạo Bộ quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của ngành công thương chưa được đề cập rõ nét.

Thứ năm, nhà nước chưa thành lập quỹ hỗ trợ ĐTTTRNN để cho vay hoặc hỗ trợ NĐT; chưa có những chính sách tạo động lực, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN, đặc biệt cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.

Theo tác giả nghiên cứu, có tới 40% DN gặp khó khăn về vốn trong ĐTTTRNN. Mặt khác đây là hoạt động vẫn còn khá mới với Việt Nam, lại có nhiều rủi ro nên rất cần có quỹ hỗ trợ ĐTTTRNN để cho vay hoặc hỗ trợ NĐT, đảm bảo phần nào các rủi ro cho DN song trong khi với nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn chế.

Trong thời gian qua, nhà nước cũng đã tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước thành lập các chi nhánh, đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, các ngân hàng mở chi nhánh ĐTTTRNN cũng với mục tiêu kinh doanh hàng đầu, do vậy để tạo những thuận lợi hơn nữa nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn cũng như phòng ngừa rủi ro cho hoạt động này rất cần hình thành các quỹ hỗ trợ cho hoạt động ĐTTTRNN.

Các DNVN ĐTTTRNN thiếu tính liên kết với nhau. Khi đầu tư vào Việt Nam các nhà ĐTNN liên kết, giúp đỡ nhau thông qua thành lập hiệp hội các doanh nhân: Hiệp hội các doanh nhân Nhật, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc,v.v…Ngược lại, các DNVN ĐTTTRNN hoạt động mang tính riêng lẻ, manh mún, không những không liên kết với nhau mà còn thậm chí giữa các DNVN đôi khi còn xuất hiện tình trạng sang nhượng dự án, cạnh tranh không lành mạnh, chụp giựt, gây khó khăn cho nước bạn. Chính bởi vậy, tại Lào, Trung Quốc, các doanh nghiệp (áp dụng riêng đối với Việt Nam) muốn đầu tư vào nước họ, nhà đầu tư phải có giấy giới thiệu của các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam.

Thứ sáu, ĐTTTRNN vẫn còn khá mới đối với các DNVN nên tư duy, nhận thức về hoạt động ĐTTTRNN còn chưa được hình thành một cách đầy đủ, chính xác

Trước đây, Việt Nam chỉ là nước nhận ĐTTT của các nước khác cho đến những năm gần đây mới xuất hiện xu hướng ĐTTTRNN. Thông thường, lĩnh vực nào mới thì còn ít người quan tâm và nhiều doanh nghiệp còn lo sợ bởi chúng tiềm ẩn những rủi ro mà họ không thể lường tới. Từ đó dẫn đến các DNVN chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực này, nếu có thì chỉ ở mức độ dè chừng vì doanh nghiệp nào cũng lo sợ những rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực còn mới này. Hơn nữa, mặc dù đã có

Luật Đầu tư thống nhất khuyến khích doanh nghiệp ĐTTTRNN, có Đề án của Chính phủ thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN nhưng tư duy của một bộ phận không nhỏ cán bộ có trách nhiệm và NĐT vẫn cho rằng Việt Nam là nước vẫn thiếu vốn nên trong thực tế cũng ảnh hưởng phần nào đến mức độ quan tâm, xem xét, điều chỉnh và tạo điều kiện trong hoạt động này.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2 luận văn thực hiện nghiên cứu thực trạng hoạt động ĐTTTRNN gắn với 3 giai đoạn hội nhập qua: vai trò tạo hành lang pháp lý; vai trò tạo lập, mở rộng quan hệ quốc tế; vai trò định hướng, điều tiết và vai trò thực hiện các giải pháp hỗ trợ. Kết quả cho thấy,hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ, số lượng và chất lượng dự án ĐTTTRNN ngày càng được tăng nhờ có hành lang pháp lý tương đối tốt, các chính sách hỗ trợ kịp thời cũng như các chính sách điều tiết phù hợp với bối cảnh mới của nhà nước đã giúp các DNVN ngày càng mạnh dạn đầu tư những lĩnh vực hiện đại,các lĩnh vực có thế mạnh, gắn với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Mặc dù hoạt động ĐTTTRNN chưa có được các hiệu quả rõ nét, nhưng đã chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong thời gian qua (Trang 80 - 85)