Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu là những cơ sở sản xuất – kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu chuẩn lợi nhuận, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia. Khi nói đến Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nói đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên quy mô của các doanh nghiệp. Việc phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc vào loại tiêu thức phân loại quy mô doanh nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa các nước là việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá quy mô doanh nghiệp và lượng hóa các tiêu thức ấy thông qua những tiêu chuẩn cụ thể. Một số tiêu thức chung, phổ biến nhất thường được sử dụng trên thế giới là: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận. Việc sử dụng các tiêu thức để phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước trên thế giới mang tính tương đối, nó thay đổi theo từng nước, từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định và từng ngành nghề kinh doanh. Về cơ bản, việc phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc vào:

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước: Thông thường các nước có trình độ phát triển cao thì giới hạn quy định chỉ tiêu quy mô lớn hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp. Chẳng hạn ở Mỹ, Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có ít hơn 1.500 lao động và doanh thu ít hơn 29 triệu đô la. Đặc điểm của từng giai đoạn phát triển: Các giới hạn tiêu chuẩn này còn được quy định trong những thời kỳ cụ thể và có sự thay đổi theo thời gian cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn. Chẳng hạn ở Đài Loan trong 30 năm qua đã có sáu lần thay đổi quy định giới hạn các tiêu thức phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc điểm ngành nghề kinh

doanh: Giới hạn chỉ tiêu độ lớn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định khác nhau theo những ngành nghề khác nhau. Đa phần các nước có sự phân biệt quy mô các tiêu thức vốn, lao động sử dụng riêng cho những ngành nghề, lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, thương mại hoặc dịch vụ. Tuy vậy, vẫn có một số ít các nước dùng chung một tiêu thức cho tất cả các ngành. Việt Nam hiện nay, định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa được nêu trong Luật số 04/2017/QH ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được phân theo khu vực kinh doanh và có phân loại cụ thể cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, cụ thể như sau:

Bảng 0.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh

Quy mô nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa siêu nhỏ

Khu vực Số lao Tổng Số lao động Tổng Số lao động

động nguồn vốn nguồn vốn

I. Nông, lâm 10 người 20 tỷ đồng bình quân từ 100 tỷ đồng bình quân từ

nghiệp trở xuống trở xuống 100 người trở xuống 200 người

thủy sản, trở xuống. trở xuống.

Công nghiệp và xây dựng

II. Thương 10 người 50 tỷ đồng bình quân từ 100 tỷ đồng bình quân từ

mại và dịch trở xuống trở xuống 50 người trở trở xuống 100 người

vụ xuống. trở xuống.

Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 So với các doanh nghiệp nói

chung và Doanh nghiệp nhỏ và vừa có một số các đặc điểm chủ yếu cụ thể như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao khoảng 94

– 97% hơn nữa Doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng khởi nghiệp. Ngoại trừ các doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì với một ý tưởng kinh doanh, dù cho có số vốn ít nhưng các cá nhân, tổ chức đều có quyền đăng ký kinh

doanh, thành lập doanh nghiệp cho riêng mình. Hiện nay có rất nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hình thành từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, kinh doanh hộ gia đình.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô doanh nghiệp nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Cụ thể khả năng khai thác, sử dụng và quản lý các yếu tố nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các yếu tố về vốn, công nghệ, mặt bằng sản xuất kinh doanh, lao động và năng lực quản lý có nhiều hạn chế. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có một lợi thế nhờ phát huy lợi thế của những nguồn lực đầu vào tại chỗ như lao động, tài nguyên và khai thác các ngành nghề truyền thống của địa phương. Đây là những điểm ưu thế của doanh nghiệp nếu có thể khai thác tận dụng các nguồn lực tại chỗ như lao động, nguyên liệu cho đầu vào sẽ giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh từ khi khởi nghiệp cho đến khi đi hoạt vào hoạt động không bị gián đoạn, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhờ khai thác và tận dụng những bí quyết gia truyền của gia đình và của địa phương tạo nên ưu thế nổi trội cho doanh nghiệp, góp phần quảng bá, lưu truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có chu kỳ kinh doanh ngắn, tốc độ thu hồi vốn nhanh. Tốc độ vòng quay đồng vốn có hệ số cao, tính theo chu kỳ kinh doanh, mà chủ yếu Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm, thương mại, dịch vụ…đảm bảo cho doanh nghiệp linh hoạt trong việc điều tiết và huy động vốn, sử dụng vốn có kế hoạch hơn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, bao gồm Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, và ở khắp các địa bàn từ miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa. Ngoài sản xuất và cung ứng các sản phẩm mang tính độc lập của doanh nghiệp, Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn tham gia liên kết với các doanh nghiệp lớn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, làm thầu phụ, từ đó dần hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ, và đặc biệt tạo ra mạng lưới “vệ tinh” phân phối. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới có mức độ rủi ro cao. Do các doanh nghiệp này có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít lao động nên có khả năng tham gia vào những lĩnh vực mạo hiểm. Trong trường hợp rủi

ro thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không chịu thiệt hại nặng nề như các doanh nghiệp lớn, có thể làm lại từ đầu được. Mặc khác, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có động cơ để đi vào các lĩnh vực mới này, do tính chất nhỏ bé về quy mô nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất dây chuyền hàng loạt. Đầu tư vào những ngành nghề mạo hiểm giúp Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận thu được nguồn lợi mà các doanh nghiệp lớn chưa khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 30)