Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để tạo thuận lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để tạo thuận lợ

hoạt động của doanh nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để nâng cao năng lực giám đốc cần được thực hiện đồng bộ, toàn diện từ việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về doanh nghiệp vì hệ thống pháp luật, các chính sách có quan hệ ảnh hưởng qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.

Việt Nam lựa chọn mô hình phát triển là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa với việc coi trọng thị trường điều tiết các hoạt động kinh tế theo đúng quy luật của nó. Vai trò của nhà nước là xây dựng khung pháp luật, chính sách để nền kinh tế thị trường không đi chệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời hệ thống pháp luật, chính sách phải được đổi mới, hoàn thiện theo hướng giảm bớt

những can thiệp trực tiếp mà chuyển sang điều tiết, hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động. Bởi lẽ khi các thể chế, chính sách về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp nói riêng được hoàn thiện thì đội ngũ giám đốc có điều kiện tập trung quản trị doanh nghiệp, tập trung nâng cao năng lực điều hành quản trị của mình. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và thuận lợi để giám đốc phát huy ý chí kinh doanh qua đó góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ giám đốc Việt Nam nói chung của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Do đó, hoàn thiện thể chế, chính sách về kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển doanh nghiệp là giải pháp quan trọng, là giải pháp tiền đề không thể tách rời góp phần nâng cao năng lực hoạt động của giám đốc.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp và giám đốc là giải pháp không tách rời khi muốn nâng cao năng lực hoạt động của giám đốc. Bởi lẽ, hoạt động của giám đốc và doanh nghiệp luôn phối hợp chặt chẽ với nhau như một thể thống nhất. Chỉ khi các doanh nghiệp hoạt động tốt, có hiệu quả thì đội ngũ giám đốc mới mạnh. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh. Do đó, trước hết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sau đó cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh và xem đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển doanh nghiệp.

Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát

triển của nhà nước, đặc biệt là năng lực, hiệu quả thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước.

Đối với thành phố Hồ Chí Minh, các cấp, cách ngành cần tham mưu tốt cho Ủy ban nhân dân Thành phố việc hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn Thành phố và tham mưu hoàn thiện thể chế về phân phối kết quả làm ra để giải phóng sức sản xuất, tạo động lực và nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh. Đồng thời cần triển khai có hiệu quả việc ban hành các chương trình, kế hoạch hành động thực Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, đội ngũ giám đốc có điều kiện nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực hoạt động.

Để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh cần nghiêm túc triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 “tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư; tuyệt đối không đặt ra các rào cản, điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp; tập trung kiện toàn tổ chức, xác định rõ trách nhiệm, nâng cao nhận thức, tinh thần và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức trong hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư” [20]. Đồng thời triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử

để công khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước qua môi trường mạng. Công khai quy trình, thủ tục, điều kiện kinh doanh, kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình. Bên cạnh đó, cần triển khai có hiệu quả Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 nhằm nâng cao trình độ và đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp.

Do đó, các bộ ngành, địa phương cần xây dựng Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Chương trình, kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì thực hiện và kế hoạch chi tiết thực hiện để tạo thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư cho doanh nghiệp. Trong đó cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân trong việc triển khai thực hiện các nội dung. Đồng thời có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt đối với những vấn đề mới phát sinh; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, xử lý phù hợp, hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Đặc biệt các bộ, ngành, địa phương phải thường xuyên thực hiện việc soát các văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh. Để đảm bảo các quy định này thể chế hóa đúng quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp 2013 đã quy định 1. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chấm dứt ngay việc soạn thảo và ban hành điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền; thực hiện công bố đầy đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì trong quá trình rà soát cần chú ý sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính. Ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng đơn giản hóa, chi tiết hóa, mã hóa danh mục; quy định rõ ràng về tiêu chuẩn áp dụng, phương thức kiểm tra, thời điểm, đơn vị và địa điểm kiểm tra.

Ngoài ra phải thực hiện sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Sửa đổi các quy định về phí kiểm tra chuyên ngành, minh bạch về cách tính chi phí, người chịu trách nhiệm trả phí và chuyển dần sang áp dụng cơ chế giá. Rà soát danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, theo đó, chỉ hàng hóa nhập khẩu trên quy mô thương mại mới thuộc diện phải kiểm tra; mã hóa chi Tiết mặt hàng cần kiểm tra.

Đối với thành phố Hồ Chí Minh, phải tập trung cải thiện tốt môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm nhiều mặt của cả nước, nếu không tích cực hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi, thông thoáng cho môi trường kinh doanh, đầu tư thì sẽ không hoàn thành vai trò cũng như sự kỳ vọng của cả nước đối với Thành phố. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là quyết tâm của Thành phố “phải quyết liệt để tăng tốc phát triển, trong đó giải pháp căn bản là cải thiện tối đa môi trường đầu tư, nâng lợi thế cạnh tranh của Thành phố”. Do đó, các sở, ngành địa phương cần tiếp tục tham mưu Thành phố hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Đặc biệt sau khi được Quốc hội thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố, Thành phố cần đẩy mạnh triển khai việc hoàn thiện các thể chế về môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Tất

cả cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố triển khai theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cũng phải góp phần làm cho doanh nghiệp Thành phố lớn mạnh, phát triển bền vững.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật, chính sách về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp Hoàn thiện pháp luật, chính sách về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trước hết cần rà soát, sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp. Đặc biệt rà soát, thống nhất ban hành quy định về đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ; hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo nguyên tắc khi cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì thông báo một lần bằng văn bản cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi hồ sơ. Cần ban hành các quy định để tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Các quy định này cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm như hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ về đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Do đó cần rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đề xuất biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và các quỹ của khu vực tư nhân nhằm tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao. Ban hành các quy định khuyến khích việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Mặt khác, phải tiếp tục ban hành các quy định về công khai các thủ tục hành chính đã được các bộ, cơ quan, địa phương chuẩn hóa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, quy định việc niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên mạng Internet và tại trụ sở cơ quan, đơn vị để

các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, tìm hiểu thuận lợi cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Song song với việc niêm yết công khai này thì cần thiết lập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp 2 và ban hành Quy chế vận hành hệ thống này để tạo cơ sở cho hoạt động của hệ thống nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá, phản ảnh về chính sách, thủ tục hành chính và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp. Thiết nghĩ khi ban hành Quy chế vận hành cần chú ý quy định hệ thống này được liên thông với Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp mà Văn phòng Chính phủ vận hành và quản lý.

Cần ban hành các quy định nhằm bảo đảm quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cần rà soát, đề xuất sửa đổi quy định về các loại thuế, quản lý thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các bộ, cơ quan liên quan để giảm thủ tục, thời gian và chi phí thực hiện. Ngoài ra, cần quan tâm hỗ trợ về chính sách tín dụng cho doanh nghiệp. Do đó cần rà soát, sửa đổi các quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng, bảo đảm an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật; nâng cao năng lực thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo Điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng. Nghiên cứu, xây dựng các chương trình vay vốn với lãi suất hợp lý, khuyến khích đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Ngoài các chính sách hỗ trợ nêu trên cần nghiên cứu để hoàn thiện các chính sách để giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp như rà soát các quy định pháp luật về đất đai theo hướng điều chỉnh giảm tiền thuê đất, chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các chi phí khác của doanh nghiệp; xem xét, sửa đổi Nghị định số 218/2013/NĐ- CP ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 90)