Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giám đốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giám đốc

Đổi mới, phương thức đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tế của giám đốc, đảm bảo trang bị cho giám đốc có kiến thức về lý luận và thực tiễn kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp chuyên sâu; về pháp luật, nâng cao vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp, giám đốc đối với người lao động, với cộng đồng xã hội, sự trung thực, tinh thần hợp tác, ý thức dân tộc. Các nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với nhu cầu của giám đốc và thực tế với định hướng phát triển của doanh nghiệp, cũng như yêu cầu nhiệm vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của học viên; tăng cường đối thoại, tổ chức các bài tập tình huống có chiều sâu gắn lý thuyết vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay trong đào tạo giám đốc thì “phương pháp giảng dạy vẫn nặng về một chiều, không khuyến khích phát triển tư duy sáng tạo. Bản thân giảng viên còn rất thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài giảng chưa có sức thuyết phục cao đối với doanh nhân” [22, tr.1]. Do đó, khi thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cần lựa chọn giảng viên là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn có phương pháp giảng dạy sáng tạo và đã tham gia giảng dạy về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Đồng thời phải tiến hành tổng hợp, phân loại danh sách các học viên

đăng ký theo từng loại hình doanh nghiệp và từng đối tượng cụ thể để tổ chức bồi dưỡng riêng các chuyên đề phù hợp.

Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp giám đốc học tập thông qua thực tế, mô phỏng thực tế. Đưa ra tình huống thực tế, áp dụng giải quyết từng vấn đề cụ thể. Đổi mới nội dung và phương thức đào tạo và đào tạo kỹ năng xử lý trong từng tình huống cụ thể. Nội dung các môn học được chọn lọc kỹ, ngắn gọn, xúc tích. Thực hành xử lý tình huốn nhiều hơn, hội thảo liên kết tạo cơ hội cho học viên giao lưu và kết nối. Nên đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực.

Triển khai thực hiện Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám đốc của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, các sở, ngành Thành phố cũng đã phối họp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng triển khai bồi dưỡng đội ngũ giám đốc. Nhằm thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý của giám đốc có 07 đơn vị được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng5. Tuy nhiên, các chương trình này cũng chỉ tập trung bồi dưỡng kiến thức cơ bản, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ giám đốc nhất là các giám đốc trong các doanh nghiệp lớn.

Để góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám đốc, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của thành phố Hồ Chí Minh cần đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Bồi dưỡng cần kết hợp giữa việc giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng báo cáo các chuyên đề trong nội dung chương trình cho đội ngũ giám đốc với việc giám đốc trình bày thực tiễn trong hoạt động điều hành của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám đốc cần mời các giảng viên của các trường đào tạo kinh tế, quản trị có uy tín trên thế giới và khu vực đến trao đổi, chia sẻ với đội ngũ giám đốc. Đặc biệt cần thu hút đội ngũ giám đốc có uy tín, thành công trong và ngoài nước tham gia báo cáo, chia sẻ trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám đốc.

5Theo Quyết định số 4118 ngày 02/8/2017 của UBND Thành phố ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân của TP.HCM năm 2017 có 07 đơn vị được phê duyệt tham gia đào tạo gồm: Học viện Cán bộ, Đại học Kinh tế, Thành đoàn, Hiệp hội doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Trung tâm ứng dụng kinh tế - Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Tư vấn đấu thầu và hỗ trợ đầu tư – Sở Kế hoạch và

Thành phố cần khuyến khích giám đốc thành đạt tham gia đầu tư và giảng dạy trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng giám đốc. Mở rộng các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của giám đốc và thu hút giám đốc tham gia nhiều hơn vào đào tạo nhân lực (đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo của doanh nghiệp…). Thể chế hóa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc phát triển nhân lực của Thành phố. Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm, sự trung thực, tinh thần hợp tác, ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng.

Ngoài ra, để thực hiện bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng gắn với từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như lớp bồi dưỡng cho giám đốc của các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản; lớp bồi dưỡng cho giám đốc của các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; lớp bồi dưỡng cho giám đốc của các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Gắn với các lớp bồi dưỡng này sẽ có phương pháp bồi dưỡng phù hợp với tính chất, đặc thù của đội ngũ giám đốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)