Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về xây dựng và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về xây dựng và phát triển

ngũ giám đốc.

Trong những năm qua, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về xây dựng đội ngũ giám đốc lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế hệ thống quy định và chính sách này vẫn còn những hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc.

Do đó, trong bối cảnh hiện nay cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về doanh nhân nhằm “xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu; không ngừng phát triển, phấn đấu đến năm 2020 có một số doanh nhân, doanh nghiệp có thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực Ðông - Nam Á” [2]. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về giám đốc sẽ góp phần tạo tiền đề cho việc xây dựng chiến lược, chương trình nâng cao năng lực đội ngũ giám đốc. Để thực hiện điều này cần:

Thứ nhất, ban hành chiến lược, đề án về xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương về đội ngũ giám đốc tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có được một chiến lược tổng thể phát triển doanh nghiệp cũng như định hướng phát huy vai trò của giám đốc. Cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp, giám đốc vẫn còn chưa nhất quán, thiếu đồng bộ, trong nhiều lĩnh vực vẫn còn một khoảng cách khá xa với chuẩn mực quốc tế [11].

Ngày 09 tháng 12 năm 2011, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ giám đốc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức quán triệt việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW; ban hành chương trình hành động để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc. Năm 2016 thực hiện Công văn số 246-CV/BDVTW, ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Ban Dân vận Trung ương về việc báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/TW, ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ giám đốc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” các địa phương đã tiến hành báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW. Đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển, cần thiết phải tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết để xác định mục tiêu và giải pháp mới trong phát triển đội ngũ giám đốc đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Mặt khác, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng đã thông qua Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu tổng quát là “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Do đó, trong quá trình hoàn thiện thể chế có liên quan, các bộ, ngành, địa phương phải ban hành các chương trình, đề án để phát triển đội ngũ giám đốc gắn liền phát triển kinh tế tư nhân nhằm tiếp

tục đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ giám đốc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Do đó, các bộ, ngành, địa phương thực hiện tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW và kịp thời ban hành các chương trình, đề án về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ giám đốc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế để phát triển đội ngũ giám đốc Việt Nam ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo, quản trị cao; chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức giám đốc.

Thứ hai, hoàn thiện các chính sách tôn vinh giám đốc Thành phố gắn liền với việc xem xét đánh giá năng lực hoạt động của giám đốc

Hoàn thiện chính sách về tôn vinh giám đốc sẽ góp phần tạo thêm động lực để đội ngũ giám đốc nâng cao năng lực của mình. Bởi lẽ bất kỳ giám đốc nào cũng mong muốn bên cạnh kết quả sản xuất kinh doanh của mình được tốt thì họ cũng mong mốn được nhà nước, xã hội tôn vinh. Việc hoàn thiện các chính sách tôn vinh giám đốc Thành phố cần gắn liền với việc xem xét đánh giá năng lực giám đốc Thành phố.

Việc tổ chức tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho giám đốc, doanh nghiệp là hình thức ghi nhận, khẳng định uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó đã hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu, khẳng định uy tín hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhằm quản lý các hoạt động này và định hướng để hoạt động tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng đi vào nề nếp, chất lượng, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho giám đốc và doanh nghiệp. Ngày 16 tháng 01 năm 2012, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/2012/TT-BNV quy định chi tiết thi hành Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Việc tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho giám đốc, doanh nghiệp sau hơn 7 năm thực hiện đã dần đi vào nề nếp, chất lượng tổ chức từng bước được nâng lên, đảm bảo chặt chẽ theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có giải thưởng thực hiện không đúng quy định của Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày

28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 01/2012/TT-BNV ngày

16 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nội vụ, còn có biểu hiện tiêu cực gây dư luận không tốt trong xã hội: đề án tổ chức giải thưởng có nội dung còn chung chung, hệ thống tiêu chí xét duyệt không cụ thể và phù hợp với nội dung đề ra của giải thưởng; Đơn vị tổ chức giải thưởng không đúng thẩm quyền, lấy danh nghĩa của các bộ, ngành để chào mời các doanh nghiệp tham dự giải thưởng; Có đơn vị tổ chức giải thưởng ngoài phạm vi chức

năng, nhiệm vụ quản lý của bộ, ngành mình; Còn có hiện tượng thương mại hóa và huy động kinh phí của các doanh nghiệp tham dự giải thưởng dưới các hình thức khác nhau như ký hợp đồng quảng cáo, tài trợ; Một số đơn vị, tổ chức của Việt Nam đã tổ chức các lễ trao giải thưởng cho các giám đốc, doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài gây dư luận không tốt và ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam với bạn bè quốc tế; Chưa có quy định cụ thể về: cơ chế quản lý tài chính trong quá trình tổ chức giải thưởng; cấp có thẩm quyền công nhận các danh hiệu, giải thưởng cấp tỉnh; việc hướng dẫn tổ chức xét, tôn vinh danh hiệu, trao giải thưởng đối với các lĩnh vực khác để các tỉnh có cơ sở triển khai thực hiện xét, tôn vinh ở cấp tỉnh…

Nhằm biểu dương, tôn vinh kịp thời, chính xác, có ý nghĩa động viên doanh nghiệp, giám đốc có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước từ thực tiễn thực hiện Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và từ thực tiễn xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho giám đốc, doanh nghiệp việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tổ chức xét, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho giám đốc và doanh nghiệp cho phù hợp là cần thiết. Trong quá trình sửa đổi quy chế xét tôn vinh giám đốc, chúng tôi kiến nghị bổ sung các tiêu chí xem xét các tiêu chí liên quan năng lực giám đốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)