7. Kết cấu của luận văn
2.4.3. Phẩm chất quản lý
Phẩm chất cá nhân là những chuẩn mực, đức tính, chính kiến hoặc là phương pháp ứng xử cần thiết của cá nhân trong công việc và cuộc sống. Những phẩm chất cá nhân có thể là phẩm chất đạo đức và có thể là những phẩm chất năng lực. Phẩm chất cá nhân cơ bản được hình thành trên những quan điểm, sở thích, thói quen trong cuộc sống cá nhân và nó là cơ sở tạo nên những quyết định quan trọng, chỉ đạo hành vi ứng xử của cá nhân con người trong công việc và cuộc sống. Những nhóm người có trình độ, đặc thù công việc, tuổi tác và mức độ thành đạt khác nhau, có những suy nghĩ mong muốn và theo đuổi những giá trị khác nhau. Giữa giá trị và sự ứng xử có mối quan hệ rất rõ. Giá trị mà chúng ta theo đuổi thường được thể hiện qua hành vi ứng xử trong công việc và trong cuộc sống. Ngược lại, sự ứng xử thường thể hiện giá trị và mức độ trưởng thành chín chắn về phẩm chất của cá nhân. Các cá nhân thường khác nhau về mức độ phát triển hay gọi là sự trưởng thành về các giá trị, phẩm chất ở những giai đoạn khác nhau.
Như vậy, phẩm chất mà con người nói chung và giám đốc nói riêng hướng đến là xây dựng, giữ gìn và phát triển là những khát vọng cao đẹp và những phẩm chất năng lực, đạo đức trong sáng, cao thượng vì con người và vì xã hội tốt đẹp. Trên cơ sở khái quát về phẩm chất giám đốc , đề tài lựa chọn 8 nhóm tiêu chí chính để thực hiện đánh giá về phẩm chất cá nhân của giám đốc gồm: (1) Khát vọng, đam mê kinh doanh; (2) Sáng tạo; (3) Linh hoạt; (4) Tự tin, quyết đoán; (5) Trách nhiệm; (6) Đạo đức nghề nghiệp; (7) Khả năng chịu áp lực cao; (8) Có tinh thần hợp tác.
Kết quả tự đánh giá về 8 nhóm phẩm chất lãnh đạo, quản lý của bản thân giám đốc cho thấy: hầu hết giám đốc đều đánh giá ở mức tốt, đến rất tốt, trong đó các phẩm chất đáp ứng cao nhất đó là: có trách nhiệm; có khát vọng, đam mê kinh doanh; tự tin, quyết đoán. Tuy nhiên, còn một số phẩm chất giám đốc tự đánh giá còn chưa đáp ứng tốt đó là: Mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh; Gương mẫu thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Khả năng làm việc ngoài giờ; Khả năng xử lý nhiều công việc cùng lúc; Thể hiện lòng tin với nhân viên.
Biểu đồ 2.3. Mức độ đánh giá về phẩm chất quản lý của giám đốc 76,8 18 5,2 Cởi mở với NV 73,2 20,4 6,4 72,9 19,4 7,7 Lắng nghe ý kiến NV 72,9 20,4 6,7 58,5 34,5 7 KN xử lý nhiều CV 1 lúc 60,9 30,6 8,5 69,7 22,9 7,4 Khả năng LV ngoài giờ 74,6 17,3 8,1
Gương mẫu thực hiện ĐĐNN 66,568 26,823,9 6,78,1
60,6 32,4 7
Chịu trách nhiệm với sai lầm của
NV 70,1 22,9 7
76,1 16,9 7
Ý thức trách nhiệm với CV của
mình 80,3 13,4 6,3 68 24,6 7,4 Kiên định quyết định 75 18 7 78,2 16,5 5,3 Chọn GP phù hợp giải quyết VĐ 65,9 27,8 6,3 66,9 27,5 5,6 Thích ứng sự thay đổi MTKD 72,2 20,1 7,7 65,5 27,8 6,7 Ủng hộ YTST của NV 73,6 20,4 6 69,4 25,4 5,2 Mong muốn tạo ra các HĐKD mới 68,7 24,6 6,7
77,5 14,4 8,1 Tâm huyết HĐKD 82,4 10,9 6,7
0 20 40 60 80 100
Tốt Trung
bình Kém
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tháng 12/2018
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, tinh thần trách nhiệm, khát vọng đam mê kinh doanh, tính tự tin, quyết đoán là những đặc điểm nổi bật của giám đốc . Tuy nhiên, tính linh hoạt, sáng tạo, khả năng chịu áp lực cao, đạo đức nghề nghiệp chưa được đánh giá cao. Đây chính là điểm yếu cần lưu ý của giám đốc.