7. Kết cấu của luận văn
3.3.5. Xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng
Việc xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng giám đốc góp phần hiệu quả vào công tác đào tạo, bồi dưỡng giám đốc. Do đó cần khuyến khích doanh nghiệp, giám đốc chủ động tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Về phía doanh nghiệp: Phải xác định chi phí đào tạo nhân lực là chi phí đầu tư cho phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả đào tạo phải được coi là tiêu chí để đánh giá hiệu quả đầu tư. Thước đo hiệu quả của một chiến lược đào tạo nhân lực là chi phí về tài chính, thời gian thấp nhất và khả năng ứng dụng cao nhất. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó có kế hoạch trích lập và sử dụng quỹ đào tạo dài hạn, trung hạn và hàng năm. Điều này sẽ là nguồn khuyến khích để lãnh đạo, cán bộ tham gia vì sự lớn mạnh của doanh nghiệp và năng lực của bản thân.
- Về phía giám đốc: Phải xác định học tập là suốt đời để nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân, chính vì vậy mỗi giám đốc cũng phải có kế hoạch học tập của chính
bản thân và có quyết định trích kinh phí dành cho việc học tập. Hơn nữa, ở đây việc học tập và tự nguyện đóng góp thêm một phần kinh phí của mỗi giám đốc sẽ là tấm gương cho lao động trong doanh nghiệp noi theo.
Bên cạnh đó cần tăng cường sự phối hợp, hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp để phát huy tốt vai trò đại diện cho đội ngũ giám đốc. Tăng cường hợp tác, tham vấn, đối thoại giữa các hiệp hội doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt khuyến khích thành lập các câu lạc lạc bộ: giám đốc, giám đốc trong Thành phố… Mở rộng các hình thức tổ chức, tập hợp giám đốc theo hướng xã hội hóa như: Giám đốc theo dòng họ, theo lĩnh vực, theo tổ chức nghề nghiệp... nhằm tạo ra môi trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau; qua đó kết nối sự hợp tác, liên kết làm lớn mạnh đội ngũ giám đốc quan tâm, tạo chuyển biến trong đào tạo và bồi dưỡng giám đốc trên địa bàn Thành phố. Qua đó nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ giám đốc của thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra cần ban hành chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích thị trường dịch vụ đào tạo cho giám đốc vì các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích thị trường dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng cho giám đốc cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhà nước chưa có một chính sách đồng bộ để khuyến khích, ưu đãi cho lĩnh vực đào tạo giám đốc. Các chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo giáo viên… chưa thực sự khuyến khích các cơ sở đào tạo. Vì vậy, cần ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh; khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám đốc.
Tiểu kết chương 3
Để nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quận 1 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung cần có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố. Trong đó, qua phân tích, đánh giá kết quả khảo sát cho thấy chính giám đốc
doanh nghiệp phải nhận thức và tự giác về việc cần nâng cao năng lực ở lĩnh vực nào và nâng cao bằng hình thức nào. Bên cạnh đó, cũng cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía như chính quyền địa phương, các hội ngành nghề để thúc đẩy, tạo động lực để giám đốc doanh nghiệp bằng nhiều hình thức nâng cao năng lực. Các giải pháp được nêu ra vừa mang tính khái quát, đồng thời cũng mang tính cụ thể được rút ra từ kết quả khảo sát để giám đốc doanh nghiệp, hiệp hội và chính quyền địa phương có cái nhìn bao quát nhất và là kênh thông tin để lựa chọn giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quận 1 trong tương lai.
KẾT LUẬN
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong cả nước phát triển về kinh tế và hội nhập quốc tế. Quận 1 là một trong 24 đơn vị hành chính trực thuộc thành phố, với diện tích chiếm gần 0,37% diện tích tự nhiên toàn thành phố, dân số chiếm 2,44% dân số toàn thành phố nhưng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận chiếm đến 9,15% doanh nghiệp trên toàn thành phố và số thu ngân sách hàng năm đứng đầu các quận, huyện (chiếm 6% tổng thu ngân sách hàng năm của thành phố).
Với chính sách Đổi mới, mở cửa hội nhập, khuyến khích đầu tư đã khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, an sinh xã hội cho địa phương… Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 cũng gặp không ít khó khăn, vốn là những điểm yếu nội tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa về nguồn vốn hạn hẹp, chiến lược phát triển có hạn mức, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực, đứng đầu là giám đốc doanh nghiệp. Năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng trực tiếp tham gia quản lý, điều hành và quyết định hoạt động của doanh nghiệp và năng lực quản lý có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Để xây dựng khung phân tích về năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa, luận văn đã hệ thống từ cơ sở lý luận làm rõ các khái niệm của nội hàm nghiên cứu về doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, giám đốc doanh nghiệp, cơ sở xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa để từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu, lý thuyết tiếp cận và hệ thống tiêu chí đánh giá. Từ thực tiễn yêu cầu đó, luận văn đã xây dựng các tiêu chí đánh giá, thu thập thông tin, khảo sát thực tế, phân tích thực trạng. Qua kết quả phân tích cho thấy các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của giám đốc gồm kiến thức quản lý, kỹ năng quản lý, thái độ/phẩm chất đều tác động thuận chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, giả thuyết đưa ra hoàn toàn phù hợp.
Từ những kết quả khảo sát cho thấy, năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 chưa đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển và hội
nhập quốc tế hiện nay. Qua đó, nghiên cứu cũng đã rút ra những điểm mạnh, điểm yếu về năng lực quản lý của giám đốc làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết thực, gắn liền với nhu cầu thực tế nhằm nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 trong thời gian tới. Các giải pháp xuất phát từ chính sự vận động của cá nhân giám đốc doanh nghiệp, từ chính sách của nhà nước, từ các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo… Các giải pháp nếu được thực hiện mang tính đồng bộ sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp, đồng thời tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty: vốn, quản lý & tranh chấp, Nxb Tri thức, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ban hành ngày 9/12/2011, Hà Nội.
3. Chính phủ (2018), Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngày ban hành 11/3/2018, Hà Nội.
4. Cục Thống kê TP.HCM (2017), Niên giám thống kê TP.HCM năm 2016, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
5. Cục Thống kê TP.HCM (2018), Niên giám thống kê TP.HCM năm 2017, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
6. Dương Tấn Diệp (2012), Chất lượng lãnh đạo doanh nhân Việt dưới góc nhìn từ chất lượng đào tạo Đại học Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam 2012.
7. Đỗ Anh Đức (2014), Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế.
8. Trần Lương Đức (2007), Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp. Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Trương Quang Dũng (2008), Nâng cao năng lực giám đốc doanh nghiệp tư nhân
tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
thànhphố Hồ Chí Minh.
10.Hoàng Văn Hoa (2010), Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11.Vũ Tiến Lộc, Doanh nhân Việt Nam đại diện cho sức sản xuất mới,
12.Vũ Tiến Lộc, Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tê,
13.Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân, Hồ Như Hải (2012), Báo cáo kết quả khảo sát lãnh
đạo doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam 2012, Kỷ yếu ngày nhân sự Việt
Nam2012, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
14.Nguyễn Trường Sơn (2010), Vấn đề quản trị công ty trong các doanh nghiệp Việt
Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 5 (40), Đại học Đà Nẵng.
15.Tổng cục Thống kê (2013), Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2011, Nxb thống kê, Hà Nội.
16.Trần Kiều Trang (2012), Phát triển năng lực của đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
17.Đậu Anh Tuấn (2005), Quản trị Doanh nghiệp tốt: Cơ sở cho phát triển bền vững,
Hội thảo “So sánh thực trạng quản trị công ty ở Việt Nam với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD”, Hà Nội.
18.Nhâm Phong Tuân, Nguyễn Anh Tuấn (2013), Quản trị công ty vấn đề đại diện
của các công ty đại chúng tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và
Kinhdoanh, tập 29, Số 1.
19.UBND TP.HCM (2017), Quyết định số 2183/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020, ban hành ngày 08/5/2017, TP.HCM.
20.Văn phòng Chính phủ (2016), Thông báo Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về tình hình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, ban hành ngày 27/4/2016, Hà Nội.
21.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010), Chuyên đề “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Hà Nội.
22.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế,
http://www.vnep.org.vn/Upload/Chuyen%20de%20doanh%20nhan%20cuoi. pdf
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
23.Anand Bhardwaj & B.K. Punia (2013), Leadership competencies and their influence on leadership performance: A literature review, International Journal of AdvancedResearch in Management and Social Sciences,Vol. 2.
24.Ashwini B., Misty B., Gary B., Cathy B., Kirsten G., Sara L., Matthew M., Brigitte P., Brian S., Aaron S. & Stephen W. (2013), A Leadership Competency Model:Describing the Capacity to Lead, Central Michigan University.
25.Bennis, W. (2009), On becoming a leader, Basic Books, London.
26.Bolden, R., Gosling, J., Marturano, A., & Dennison, P. (2003), A Review of Leadership Theory and Competency Frameworks, Centre of Leadership Studies,
University of Exeter.
27.Boyatzis, R. (1993). Beyond competence: The choice to be a leader, Human Resource Management Review, 3(1): 1-14.
28.Do Viet Thanh & Nguyen Viet Anh (2015), Factors Affecting Effective Leadership - An Empirical Study in Vietnam Logistics Enterprises, Proceedings of the Second Asia-Pacific Conference on Global Business, Economics, Finance and Social
Sciences (AP15Vietnam Conference), Danang-Vietnam
29.Edgar H.Schein (2004), Organizational Culture and Leadership, Jossey-Bass, A Wiley Imprint, San Francisco.
30.James Hayton (2015), Leadership and Management Skills in SMEs: Measuring
Associations with Management Practices and Performance, Enterprise Research
Centre, London.
31.Laguna et al (2012), The competencies of managers and their business success,
32.Lori L. Moore and Rick D. Rudd (2004), Leadersip skills and competencies for extension directors and administrators, Journal of Agricultural Education, Volume 45, Number 3.
33.Mumford, M., Zaccaro, S., Connelly, M. S., & Marks, M. (2000), Leadership skills: Conclusions and future directions, Leadership Quarterly.
34.Peter G. Northouse (2004), Leadership - theory and practice, Western Michigan University.
35.Susan R. Madsen, Anita L. Musto (2004), Important Knowledge and Competence
for Successful - Human Resource Leadership, Journal of Behavioral and Applied
PHỤ LỤC Phụ lục 1.
Phiếu thu thập thông tin đối với giám đốc
I. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP VÀ GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
1.1. Tên doanh nghiệp: ...
1.2 Năm thành lập doanh nghiệp: ...
1.2. Loại hình hoạt động của doanh nghiệp: 1. Doanh nghiệp Nhà nước 2. Doanh nghiệp tư nhân
3. Hợp tác xã
4. Công ty cổ phần
5. Công ty TNHH
6. Công ty hợp danh
7. Công ty liên doanh
8. Khác
1.3. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 2. Công nghiệp và xây dựng
3. Thương mại và dịch vụ
4. Khác (Ghi rõ: ………..)
1.4. Quy mô vốn hiện nay của doanh nghiệp:
1. Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2. Trên 10 tỉ đến 20 tỷ đồng 3. Trên 20 đến 50 tỷ đồng 4. Trên 50 tỷ đến 100 tỷ đồng
5. Trên 100 tỷ đồng
1.5. Tổng số cán bộ, công nhân, nhân viên lao động của doanh nghiệp: ...
1.6. Ông/bà có tham gia vào hiệp hội nào không?
1. Có 2. Không (Chuyển Câu 1.7)
Nếu có xin ghi rõ ………
1.7 Vị trí của ông/bà trong doanh nghiệp
1. Giám đốc
2. Phó giám đốc
3. Trưởng/phó các phòng/ban
4. Vị trí quản lý khác trong doanh nghiệp ………
1.8.Giới tính:1. Nam 2. Nữ
1.9.Năm sinh: ...
1.10. Thời gian làm lãnh đạo, quản lý (thâm niên) ...
1.11 Trình độ học vấn của Ông/Bà 1. Không đi học 2. Tiểu học 3. Trung học cơ sở 4. Trung học phổ thông 5. Trung cấp, cao đẳng 6. Đại học 7. Trên đại học
1.12. Chuyên ngành được đào tạo sâu nhất:………
II. NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁM ĐỐC
2.1. Ông/bà tự đánh giá về kiến thức quản lý của bản thân (1. Rất tốt, 2. Tốt, 3. Trung bình,
4. Kém, 5. Rất kém).
TT Kiến thức quản lý Mức độ
1 2 3 4 5
1 Kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, sản xuất 2 Kiến thức về văn hóa, xã hội
3 Kiến thức về chính trị, pháp luật 4 Kiến thức về quản lý, lãnh đạo 5 Kiến thức về chiến lược kinh doanh 6 Kiến thức về quản trị nhân lực 7 Kiến thức về marketing
8 Kiến thức về tài chính, kế toán
9 Kiến thức về quản trị sản xuất, dịch vụ
10 Kiến thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 11 Kiến thức về văn hóa doanh nghiệp
12 Kiến thức về quản trị sự thay đổi, quản trị rủi ro 13 Kiến thức về hội nhập quốc tế
14 Kiến thức về tin học 15 Kiến thức về ngoại ngữ
16 Khác (ghi rõ:………)
2.2. Ông/bà tự đánh giá về kỹ năng quản lý của bản thân (1. Rất tốt, 2. Tốt, 3. Trung bình,
4. Kém, 5. Rất kém).
TT Kỹ năng quản lý Mức độ
1 2 3 4 5