Phân tích đánh giá công cụ đo lường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phân tích đánh giá công cụ đo lường

Đối với năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh học viên xác định dựa trên 3 nhóm yếu tố được cấu thành năng lực quản lý, cụ thể: Kiến thức quản lý; Kỹ năng quản lý và thái độ/phẩm chất cá nhân.

Kết quả khảo sát và điều tra sẽ đánh giá công cụ đo lường cụ thể như sau: Trong nghiên cứu này, thang đo được chấp nhận khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên, và có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) từ 0,3 trở lên.

Đối với thang đo kiến thức quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.6. Độ tin cậy của thang đo kiến thức quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cronbach's Alpha Số biến

0,793 6

Biến quan Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's Alpha nhân tố nếu nhân tố nếu

sát loại biến loại biến biến tổng nếu loại biến này Kiến thức về quản lý 17,61 3,886 0,633 0,741 chiến lược doanh nghiệp Kiến thức quản lý sản 17,34 3,611 0,559 0,762 xuất và tác nghiệp 51

Kiến thức quản lý về 17,6 4,248 0,461 0,78 tài chính DNNVV Kiến thức quản 17,61 4,190 0,481 0,776 nguồn nhân lực Kiến quản 17,72 3,841 0,708 0,726 công nghệ Kiến thức 17,62 4,222 0,466 0,779 quản marketing

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tháng 12/2018

Hệ số Cronbach Alpha là 0,793 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Vì vậy, thang đo kiến thức quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh được chấp nhận qua 6 biến quan sát là: kiến thức về quản lý chiến lược doanh nghiệp, kiến thức quản lý sản xuất và tác nghiệp, kiến thức quản lý về tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, kiến thức quản lý nguồn nhân lực, kiến thức quản lý công nghệ, kiến thức quản lý marketing.

Đối với kỹ năng quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.7. Độ tin cậy của thang đo kỹ năng quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cronbach's Alpha Số biến

0,805 10

Biến quan Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's Alpha nhân tố nếu nhân tố nếu

Kỹ năng 31,04 8,663 0,683 0,766 giải quyết vấn đề Kỹ năng sử dụng quyền 31,31 9,112 0,526 0,783 lực và gây ảnh hưởng Kỹ năng tạo động lực 31,32 9,095 0,498 0,786 cho nhân viên Kỹ năng 31,04 9,041 0,602 0,776 giao tiếp, đàm phán Kỹ năng xử 31,26 9,213 0,481 0,788 lý xung đột Kỹ năng 31,35 9,189 0,463 0,790 quản lý sự căng thẳng Kỹ năng ủy 31,31 9,205 0,485 0,788 quyền Kỹ năng 31,43 9,475 0,248 0,822 kiểm soát Kỹ năng tin 31,47 9,409 0,459 0,790 học Kỹ năng sử 31,47 8,921 0,48 0,788 dụng ngoại ngữ

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tháng 12/2018

Khi hệ số Cronbach đạt 0,805 (lớn hơn 0,6) đạt yêu cầu, tuy nhiên hệ số tương

quan biến tổng (iterm-total correlation) của Biến Kỹ năng kiểm soát là 0,248 nhỏ hơn mức độ cho phép (0,3) đã không đáp ứng mức độ cho phép. Vì vậy, học viên tiến hành loại biến này trong thang đo. Kết quả thu được sau khi loại biến đã đáp ứng được yêu cầu. Cho nên, thang đo kỹ năng quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh sẽ được chấp nhận bởi 9 biến quan sát là: Kỹ năng

giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng, kỹ năng tạo động lực cho nhân viên, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng xử lý xung đột, kỹ năng quản lý sự căng thẳng, kỹ năng ủy quyền, kỹ năng tin học, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.

Đối với thái độ/phẩm chất của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.8. Bảng tổng hợp độ tin cậy của thang đo thái độ/ phẩm chất

Thang đo Cronbach's Alpha Số lượng biến

Khát vọng đam mê 0,811 3

Sáng tạo 0,835 3

Linh hoạt 0,862 3

Tự tin quyết đoán 0,815 3

Trách nhiệm 0,848 3

Đạo đức nghề nghiệp 0,737 3

Khả năng chịu áp lực cao 0,795 3

Có tinh thần hợp tác 0,776 3

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tháng 12/2018

Trung Phương sai Tương Cronbach's Biến quan bình nhân

Tiêu chí sát tố nếu loại nhân tố nếu quan biến Alpha nếu loại

loại biến tổng biến này

biến Khát ĐM1 8,32 0,784 0,606 0,807 vọng, ĐM2 8,43 0,832 0,669 0,734 đam mê ĐM3 8,44 0,82 0,719 0,686 ST1 8,46 0,709 0,672 0,796 Sáng tạo ST2 8,48 0,71 0,701 0,767 ST3 8,49 0,71 0,717 0,752 54

LH1 8,12 0,951 0,741 0,804

Linh hoạt LH2 8,13 0,938 0,718 0,827

LH3 8,1 0,991 0,76 0,79

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tháng 12/2018

Hệ số Cronbach đạt 0,81 (lớn hơn 0,6) đạt yêu cầu, hệ số tương quan của tất cả

các biến lớn hơn 0,3 nên đáp ứng yêu cầu. Kết quả thang đó thái độ/phẩm chất của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh sẽ được chấp nhận bởi 8 biến quan sát là: Khát vọng đam mê, sáng tạo, linh hoạt, tự tin quyết đoán, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, khả năng chịu áp lực cao, có tinh thần hợp tác.

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.3.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và kết hợp cơ sở lý luận về năng lực quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa, luận văn thiết kế mô hình nghiên cứu như sau:

Bắt đầu Phương tiện Bước 1 - Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu liên quan Trong nước & quốc tế Tổng hợp & Ý kiến chuyên Đề xuất mô hình nghiên cứu

gia

Bước 2 - Thu thập dữ liệu

- Bảng câu hỏi Nháp & Sơ bộ Khảo sát sơ bộ (n = 40)

- Cronbach’s Alpha và EFA - Bảng câu hỏi chính thức Khảo sát chính thức - Phỏng vấn ngẫu nhiên 200

khách hàng

- Cronbach’s Alpha và EFA

Bước 3 - Phân tích dữ liệu

Phân tích hồi qui Hồi qui bội

Bước 4 - Kết quả nghiên cúu

Hàm ý quản trị Đề xuất giải pháp

Kết thúc

(1) Mô hình nghiên cứu. Thu thập các nghiên cứu liên quan trong nước và ngoài nước. Đề xuất mô hình nghiên cứu mới cho luận văn,

(2)Thu thập dữ liệu. Sử dụng bảng câu hỏi nháp tiến hành khảo sát sơ bộ với n = 40, sử dụng phần mềm SPSS 20 phân tích Cronbach’s Alpha và EFA. Sử dụng bảng câu hỏi

chính thức, phỏng vấn ngẫu nhiên 300 khách hàng, sử dụng phần mềm SPSS 20 phân tích Cronbach’s Alpha và EFA như khảo sát sơ bộ.

(4)Kết quả nghiên cứu. Hàm ý quản trị và đề xuất giải pháp dựa trên kết quả phân tích mô hình hồi quy.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

(5) Xây dựng thang đo

Luận văn xây dựng thang đo dựa trên Thang đo SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1988) và thiết kế bảng câu hỏi dựa trên nghiên cứu của Trần Bảo An và cộng sự (2012). Bảng câu hỏi được thiết kế có sẵn các câu hỏi dạng trắc nghiệm để đối tượng khảo sát dễ dàng cung cấp thông tin và không làm mất nhiều thời gian và gây phiền hà cho người được khảo sát.

Tác giả sử dụng câu hỏi dạng trắc nghiệm được nêu ở Bảng 3.1 với thang đo likert 5 mức độ: Hoàn toàn đồng ý (5), Đồng ý (4), Không ý kiến (3), Không đồng ý (2), Hoàn toàn không đồng ý (1)

2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh mối quan hệ giữa năng lực của người đứng đầu (giám đốc doanh nghiệp) với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, trong nghiên cứu này để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của giám đốc đến kết quả sản xuất, kinh doanh, luận văn tiến xây dựng các giả thuyết sau:

(1) Yếu tố kiến thức quản lý của giám đốc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quận 1 có quan hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp;

(2) Yếu tố kỹ năng quản lý của giám đốc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quận 1 có quan hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp;

(3) Yếu tố thái độ/ phẩm chất của giám đốc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quận 1 có quan hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)