Đánh giá chung về năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.4Đánh giá chung về năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhõ

vừa ở Quận 1 hiện nay

Năng lực hoạt động của giám đốc là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra những kiến thức hiện là điểm mạnh của giám đốc, đồng thời cũng đưa ra những kiến thức giám đốc tự đánh giá còn hạn chế. Cụ thể:

Kiến thức quản lý: Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, với 15 tiêu chí đánh giá về kiến thức lãnh đạo, quản lý được đề cập trong bảng hỏi, giám đốc trong mẫu khảo sát của

hội của doanh nghiệp, các kiến thức về văn hóa - xã hội, kiến thức về tài chính, kế toán và kiến thức về hội nhập quốc tế. Một số kiến thức giám đốc đánh giá khá tốt như kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, kiến thức về tin học, kiến thức về quản lý, lãnh đạo, kiến thức về chiến lược kinh doanh. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Phương Thảo (2016) khi nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung; nghiên cứu của Lê Quân và Nguyễn Quốc Khánh (2012).

Kỹ năng quản lý: Trong 18 kỹ năng lãnh đạo được đề cập trong đề tài, kết quả thống kê cho thấy nhìn chung đa số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đã đánh giá khá tốt các kỹ năng học hỏi; kỹ năng tổ chức và triển khai công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược, kỹ năng tạo động lực cho nhân viên. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá về thực trạng kỹ năng lãnh đạo cũng cho thấy điểm hạn chế nhất của đội ngũ giám đốc đó là về kỹ năng xây dựng và phát triển doanh nghiệp, kỹ năng ủy quyền, kỹ năng khởi xướng sự thay đổi, kỹ năng xử lý xung đột, kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng. Kết quả này cũng có nhiều điểm trùng khớp với một số kết quả của các nghiên cứu trước về năng lực lãnh đạo: nghiên cứu của Lê Thị Phương Thảo (2016); nghiên cứu của Đỗ Anh Đức (2014). Tuy nhiên lại có điểm khác biệt so với báo cáo kết quả khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam của Phùng Xuân Nhạ và cộng sự năm 2012 khi báo cáo này nhấn mạnh đến các kỹ năng quản lý và lập kế hoạch; tạo động lực cho cấp dưới; giao quyền hiệu quả, quản lý thay đổi và ra quyết định.

Phẩm chất quản lý: Kết quả đánh giá về thực trạng đáp ứng phẩm chất lãnh đạo

ở hiện tại của giám đốc cho thấy phẩm chất “có khát vọng, đam mê kinh doanh”, “có trách nhiệm”, “tự tin, quyết đoán”, “có tinh thần hợp tác” là bốn phẩm chất nổi trội của giám đốc. Các phẩm chất giám đốc còn hạn chế đó là “tính linh hoạt”, “khả năng chịu áp lực cao”, “tính sáng tạo” và “đạo đức nghề nghiệp”. Kết quả này cũng có phẩm chất trùng khớp với nghiên cứu của Lê Thị Phương Thảo (2016), ở cả hai nghiên cứu đều chỉ ra phẩm chất còn hạn chế của giám đốc là tính sáng tạo. Trong khi đó ở những nghiên cứu khác như: Nghiên cứu của Lê Quân và Nguyễn Quốc Khánh (2012) lại đưa ra các

phẩm chất cần thiết cho CEO doanh nghiệp nhỏ Việt Nam đó là: bao quát, kiên nhẫn, tính sáng tạo, tính mạo hiểm và quyết đoán. Đây cũng là một trong những phẩm chất giám đốc trong mẫu khảo sát của đề tài tự đánh giá còn hạn chế. Trong báo cáo kết quả khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam của Phùng Xuân Nhạ và cộng sự năm 2012 thì lại đưa ra 3 phẩm chất quan trọng nhất của CEO đó là: chú trọng sự bền vững, say mê công việc, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Ở nghiên cứu của chúng tôi các giám đốc cũng nhấn mạnh đến yếu tố say mê, tâm huyết với hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.11. Điểm mạnh và điểm yếu trong năng lực quản lý của giám đốc

NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA GIÁM ĐỐC

Kiến thức Kỹ năng Phẩm chất

Điểm mạnh

- Kiến thức về ngành nghề - Kỹ năng học hỏi - Có khát vọng, đam mê lĩnh vực kinh doanh, sản - Kỹ năng tổ chức và triển kinh doanh

xuất khai công việc - Có trách nhiệm

- Kiến thức về tin học - Kỹ năng giải quyết vấn đề - - Tự tin, quyết đoán - Kiến thức ngoại ngữ Kỹ năng giao tiếp, đàm phán - Có tinh thần hợp tác - Kiến thức về quản lý, lãnh - Kỹ năng xây dựng tầm nhìn

đạo và lập chiến lược

- Kiến thức về chiến lược - Kỹ năng tạo động lực cho

kinh doanh nhân viên

Điểm yếu

- Kiến thức về văn hóa - Kỹ năng xây dựng và phát - Tính linh hoạt

doanh nghiệp triển doanh nghiệp - Khả năng chịu áp lực cao - Kiến thức về trách nhiệm - Kỹ năng ủy quyền - Tính sáng tạo

xã hội của doanh nghiệp - Kỹ năng khởi xướng sự - Đạo đức nghề nghiệp - Kiến thức về văn hóa - xã thay đổi

hội - Kỹ năng xử lý xung đột

- Kiến thức về tài chính, kế - Kỹ năng sử dụng quyền lực

toán và gây ảnh hưởng

- Kiến thức về hội nhập quốc tế

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tháng 12 năm 2018 Qua kết quả nghiên cứu về năng lực

quản lý của các giám đốc cho thấy: Các yếu tố cấu thành năng lực hoạt động của giám đốc đều có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó kỹ năng lãnh đạo, quản lý; kiến thức lãnh đạo, quản lý và phẩm chất nổi trội sẽ là mặt mạnh giúp giám đốc phát huy khả năng, tố chất của mình. Ngược lại những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất mà bản thân giám đốc

đánh giá chưa tốt, còn hạn chế sẽ là mục tiêu, nhiệm vụ để giám đốc phấn đấu, nỗ lực và hoàn thiện bản thân để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa. Như vậy, việc nâng cao năng lực hoạt động của giám đốc sẽ giúp nâng cao chính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tiểu kết Chương 2:

Năng lực quản lý của giám đốc Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bản thân các giám đốc phải nhận thức vai trò và tầm quan trọng của năng lực quản lý trong hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp của mình để có trách nhiệm tự hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động của mình để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhìn chung giám đốc Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mẫu khảo sát còn hạn chế về các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất liên quan đến năng lực xây dựng và phát triển doanh nghiệp, năng lực ủy quyền, năng lực xử lý xung đột, năng lực sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng, năng lực khởi xướng sự thay đổi. Nghiên cứu cũng xác định năng lực hoạt động của giám đốc có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó các thành phần của năng lực hoạt động của giám đốc đó là “Kiến thức lãnh đạo”, “Kỹ năng lãnh đạo”, “Phẩm chất lãnh đạo” đều tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy rõ những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của giám đốc. Cụ thể đó là những nhân tố như: giới tính, độ tuổi, trình độ, loại hình hoạt động của doanh nghiệp, năm thành lập của doanh nghiệp…

CHƯƠNG 3.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

QUẢN LÝ TẠI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực quản lý tại doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 77)