7. Kết cấu của luận văn
2.4.1 Kiến thức quản lý
Kiến thức quản lý có vai trò quan trọng đối với giám đốc doanh nghiệp. Người đứng đầu nói chung, giám đốc doanh nghiệp nói riêng cần phải quản lý tốt để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động, phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó.
Thực trạng năng lực kiến thức quản lý của giám đốc sẽ được đánh giá với mức độ chặt chẽ qua 6 tiêu chí: Kiến thức về quản lý chiến lược doanh nghiệp, kiến thức quản lý sản xuất và tác nghiệp, kiến thức quản lý về tài chính, kiến thức quản lý nguồn nhân lực, kiến thức quản lý công nghệ, kiến thức quản lý marketing.
Kết quả khảo sát cho thấy, các tiêu chí được đánh giá tốt trên 50% gồm: Kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, sản xuất (chiếm 70,1%); Kiến thức về quản lý, lãnh đạo chiếm 64,1%; kiến thức về chiến lược kinh doanh chiếm 58,8%; Quản trị nhân lực chiếm 55,6%; Maketing chiếm 53,5%; Tin học chiếm 62%; Ngoại ngữ chiếm 52,5%. Các tiêu chí được đánh giá tốt dưới 50% có: Kiến thức văn hóa, xã hội chiếm 44,7%; Chính trị, pháp luật chiếm 46,8%; Tài chính, kế toán chiếm 38,4%; Quản trị sản xuất, dịch vụ chiếm 48,9%; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chiếm 39,1%; Văn hóa doanh nghiệp chiếm 39,1%; Quản trị sự thay đổi, quản trị rủi ro chiếm 47,5%; Hội nhập quốc tế chiếm 41,5%.
Thông qua đó, cũng cho thấy các nội dung tiêu chí mà giám đốc đánh giá còn kém là: Kiến thức về tài chính, kế toán chiếm 13,4%; Kiến thức về hội nhập quốc tế chiếm 12,4%; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chiếm 9,5%; Kiến thức về sự thay đổi, quản trị rủi ro chiếm 9,2%; Văn hóa, xã hội chiếm 8,8% và kiến thức về chính trị, pháp luật chiếm 8,8%.
Biểu đồ 2.1. Mức độ đánh giá về kiến thức quản lý của giám đốc doanh nghiệp 120 100 7,8 8,8 8,8 6 6,3 5,7 7,4 13,4 6,7 9,5 8,1 9,2 13,4 4,2 8,1 80 22,1 46,5 44,4 29,9 34,9 38,7 39,1 44,4 43,3 33,8 39,4 51,4 52,8 48,2 45,1 60 40 70,1 64,1 58,8 62 55,6 53,5 48,9 52,5 20 44,7 46,8 38,4 39,1 39,1 47,5 41,5 0 Tốt Bình thường Kém
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tháng 12/2018
Theo kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo, chúng ta thấy đa số các kiến thức lãnh đạo, quản lý đều được giám đốc tự đánh giá ở mức độ là quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai, ngoại trừ một số kiến thức không được đánh giá cao như kiến thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, kiến thức về văn hóa doanh nghiệp, kiến thức về hội nhập quốc tế, kiến thức về văn hóa, xã hội, kiến thức về tài chính kế toán. Kết quả cũng chỉ ra có khá nhiều kiến thức về lãnh đạo mà các doanh nghiệp chưa đáp ứng tốt ở hiện tại như kiến thức về quản trị sự thay đổi, quản trị rủi ro, kiến thức về quản trị sản xuất, dịch vụ, kiến thức về chính trị, pháp luật.
Kiến thức hội nhập quốc tế được coi là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhưng các giám đốc lại đánh giá nó có mức độ quan trọng thấp so với các kiến thức khác. Đây là một thực trạng cần lưu ý đối với các giám đốc trong mẫu khảo sát của đề tài. Trong điều kiện hiện nay, các giám đốc cần có ý thức sớm bổ sung, hoàn thiện kiến thức về hội nhập quốc tế để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bảng 2.9. Tổng hợp đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức lãnh đạo, quản lý của giám đốc
Kiến thức Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực kinh 1,00 5,00 2,1444 doanh, sản xuất
Kiến thức về văn hóa, xã hội 1,00 5,00 2,5563 Kiến thức về chính trị, pháp luật 1,00 5,00 2,4507 Kiến thức về quản lý, lãnh đạo 1,00 5,00 2,2606 Kiến thức về chiến lược kinh doanh 1,00 5,00 2,3063 Kiến thức về quản trị nhân lực 1,00 5,00 2,3732 Kiến thức về marketing 1,00 5,00 2,3979 Kiến thức về tài chính, kế toán 1,00 5,00 2,5493 Kiến thức về quản trị sản xuất, dịch vụ 1,00 5,00 2,4613 Kiến thức về trách nhiệm xã hội của doanh 1,00 5,00 2,6232 nghiệp
Kiến thức về văn hóa doanh nghiệp 1,00 5,00 2,6127 Kiến thức về quản trị sự thay đổi, quản trị 1,00 5,00 2,4859 rủi ro
Kiến thức về hội nhập quốc tế 1,00 5,00 2,5986
Kiến thức về tin học 1,00 5,00 2,1444
Kiến thức về ngoại ngữ 1,00 5,00 2,2993
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tháng 12/2018 2.4.2. Kỹ năng quản lý của giám đốc
Kỹ năng quản lý là một kỹ năng không thể thiếu của một giám đốc. Để trở thành một nhà quản lý giỏi, ngoài kiến thức lãnh đạo, quản lý thì họ cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng không thể thiếu như: kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp…
Để đo lường và đánh giá kỹ năng quản lý của giám đốc, luận văn đã xây dựng 18 tiêu chí đánh giá và phân thành 3 nhóm chính: (i) Nhóm kỹ năng phát triển bản thân; (ii) Nhóm kỹ năng tạo ra hiệu quả cho doanh nghiệp; (iii) Nhóm kỹ năng tạo ra vốn xã hội.
Kết quả khảo sát cho thấy các kỹ năng được giám đốc đánh giá ở mức độ tốt trên 50% gồm: Kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng chiếm 51,1%, tạo động lực cho nhân viên chiếm 64,1%, cân bằng công việc và cuộc sống chiếm 56%, học hỏi chiếm 73,9%, giải quyết vấn đề 72,5%, giao tiếp – đàm phán chiếm 69,7%, động viên khuyến khích chiếm 54,2%, phát triển đội ngũ lao động 52,1%, thiết lập và lãnh đạo nhóm chiếm 52,1%, xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược chiếm 57%, tổ chức và triển khai công việc chiếm 69,7% huy động và phối hợp với các nguồn lực chiếm 53,5%, kiểm soát chiếm 52,5, xử lý xung đột chiếm 52,5%.
Bên cạnh đó có 4 kỹ năng tỷ lệ đánh giá tốt thấp gồm: Kỹ năng gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh có tỷ lệ đánh giá tốt chiếm 45,1%, đánh giá kém chiếm 8,4%; kỹ năng khởi xướng sự thay đổi tỷ lệ đánh giá tốt chiếm 43,7%, kém chiếm 8,4%; Kỹ năng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đánh giá tốt chiếm 34,9, kém chiếm 11,3%; kỹ năng ủy quyền đánh giá tốt chiếm 46,8% và kém chiếm 10,2%.
Biểu đồ 2.2. Mức độ đánh giá về kỹ năng quản lý của giám đốc
120 100 6 6,3 6,7 6,4 8,1 6,4 5 7,8 8,4 8,1 4,3 7,1 9,2 8,4 11,310,2 8,1 8,4 80 29,6 37,319,719,423,940,8 38,723,2 43 40,146,539,8 37,347,9 53,8 43 39,4 39, 1 60 40 51 64,1 56 73,972,569,754,252,1 52,1 57 69,753,5 52,5 52, 5 20 45,1 43,7 34,946,8 0 Tốt Bình thường Kém
Khi thực hiện kết quả thống kê giá trị trung bình cũng cho kết quả tương đồng so với đánh giá tỷ lệ %. Các kỹ năng được giám đốc đánh giá ở mức độ cao bao gồm: kỹ năng học hỏi; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng tổ chức và triển khai công việc. Có 4 kỹ năng không được giám đốc đánh giá cao, khả năng vận dụng các kỹ năng này còn hạn chế đó là kỹ năng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng khởi xướng sự thay đổi, kỹ năng ủy quyền, kỹ năng gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh.
Bảng 2.10. Tổng hợp đánh giá về kỹ năng quản lý của giám đốc
Kỹ năng Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng 1,00 5,00 2,4754 Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên 1,00 5,00 2,2817 Kỹ năng cân bằng công việc và cuộc sống 1,00 5,00 2,4225
Kỹ năng học hỏi 1,00 5,00 2,0423
Kỹ năng giải quyết vấn đề 1,00 5,00 2,1761 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán 1,00 5,00 2,1761 Kỹ năng động viên khuyến khích 1,00 5,00 2,3979 Kỹ năng phát triển đội ngũ lao động 1,00 5,00 2,4542 Kỹ năng gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh 1,00 5,00 2,4965 Kỹ năng thiết lập và lãnh đạo nhóm 1,00 5,00 2,3592 Kỹ năng xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược 1,00 4,00 2,2676 Kỹ năng tổ chức và triển khai công việc 1,00 5,00 2,1338 Kỹ năng huy động và phối hợp với các nguồn 1,00 5,00 2,4014 lực
Kỹ năng khởi xướng sự thay đổi 1,00 5,00 2,5176 Kỹ năng xây dựng và phát triển văn hóa 1,00 5,00 2,7007 doanh nghiệp
Kỹ năng ủy quyền 1,00 5,00 2,5563
Kỹ năng kiểm soát 1,00 5,00 2,4225
Kỹ năng xử lý xung đột 1,00 5,00 2,4754
2.4.3. Phẩm chất quản lý
Phẩm chất cá nhân là những chuẩn mực, đức tính, chính kiến hoặc là phương pháp ứng xử cần thiết của cá nhân trong công việc và cuộc sống. Những phẩm chất cá nhân có thể là phẩm chất đạo đức và có thể là những phẩm chất năng lực. Phẩm chất cá nhân cơ bản được hình thành trên những quan điểm, sở thích, thói quen trong cuộc sống cá nhân và nó là cơ sở tạo nên những quyết định quan trọng, chỉ đạo hành vi ứng xử của cá nhân con người trong công việc và cuộc sống. Những nhóm người có trình độ, đặc thù công việc, tuổi tác và mức độ thành đạt khác nhau, có những suy nghĩ mong muốn và theo đuổi những giá trị khác nhau. Giữa giá trị và sự ứng xử có mối quan hệ rất rõ. Giá trị mà chúng ta theo đuổi thường được thể hiện qua hành vi ứng xử trong công việc và trong cuộc sống. Ngược lại, sự ứng xử thường thể hiện giá trị và mức độ trưởng thành chín chắn về phẩm chất của cá nhân. Các cá nhân thường khác nhau về mức độ phát triển hay gọi là sự trưởng thành về các giá trị, phẩm chất ở những giai đoạn khác nhau.
Như vậy, phẩm chất mà con người nói chung và giám đốc nói riêng hướng đến là xây dựng, giữ gìn và phát triển là những khát vọng cao đẹp và những phẩm chất năng lực, đạo đức trong sáng, cao thượng vì con người và vì xã hội tốt đẹp. Trên cơ sở khái quát về phẩm chất giám đốc , đề tài lựa chọn 8 nhóm tiêu chí chính để thực hiện đánh giá về phẩm chất cá nhân của giám đốc gồm: (1) Khát vọng, đam mê kinh doanh; (2) Sáng tạo; (3) Linh hoạt; (4) Tự tin, quyết đoán; (5) Trách nhiệm; (6) Đạo đức nghề nghiệp; (7) Khả năng chịu áp lực cao; (8) Có tinh thần hợp tác.
Kết quả tự đánh giá về 8 nhóm phẩm chất lãnh đạo, quản lý của bản thân giám đốc cho thấy: hầu hết giám đốc đều đánh giá ở mức tốt, đến rất tốt, trong đó các phẩm chất đáp ứng cao nhất đó là: có trách nhiệm; có khát vọng, đam mê kinh doanh; tự tin, quyết đoán. Tuy nhiên, còn một số phẩm chất giám đốc tự đánh giá còn chưa đáp ứng tốt đó là: Mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh; Gương mẫu thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Khả năng làm việc ngoài giờ; Khả năng xử lý nhiều công việc cùng lúc; Thể hiện lòng tin với nhân viên.
Biểu đồ 2.3. Mức độ đánh giá về phẩm chất quản lý của giám đốc 76,8 18 5,2 Cởi mở với NV 73,2 20,4 6,4 72,9 19,4 7,7 Lắng nghe ý kiến NV 72,9 20,4 6,7 58,5 34,5 7 KN xử lý nhiều CV 1 lúc 60,9 30,6 8,5 69,7 22,9 7,4 Khả năng LV ngoài giờ 74,6 17,3 8,1
Gương mẫu thực hiện ĐĐNN 66,568 26,823,9 6,78,1
60,6 32,4 7
Chịu trách nhiệm với sai lầm của
NV 70,1 22,9 7
76,1 16,9 7
Ý thức trách nhiệm với CV của
mình 80,3 13,4 6,3 68 24,6 7,4 Kiên định quyết định 75 18 7 78,2 16,5 5,3 Chọn GP phù hợp giải quyết VĐ 65,9 27,8 6,3 66,9 27,5 5,6 Thích ứng sự thay đổi MTKD 72,2 20,1 7,7 65,5 27,8 6,7 Ủng hộ YTST của NV 73,6 20,4 6 69,4 25,4 5,2 Mong muốn tạo ra các HĐKD mới 68,7 24,6 6,7
77,5 14,4 8,1 Tâm huyết HĐKD 82,4 10,9 6,7
0 20 40 60 80 100
Tốt Trung
bình Kém
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tháng 12/2018
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, tinh thần trách nhiệm, khát vọng đam mê kinh doanh, tính tự tin, quyết đoán là những đặc điểm nổi bật của giám đốc . Tuy nhiên, tính linh hoạt, sáng tạo, khả năng chịu áp lực cao, đạo đức nghề nghiệp chưa được đánh giá cao. Đây chính là điểm yếu cần lưu ý của giám đốc.
2.4.4 Đánh giá chung về năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhõ vàvừa ở Quận 1 hiện nay vừa ở Quận 1 hiện nay
Năng lực hoạt động của giám đốc là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra những kiến thức hiện là điểm mạnh của giám đốc, đồng thời cũng đưa ra những kiến thức giám đốc tự đánh giá còn hạn chế. Cụ thể:
Kiến thức quản lý: Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, với 15 tiêu chí đánh giá về kiến thức lãnh đạo, quản lý được đề cập trong bảng hỏi, giám đốc trong mẫu khảo sát của
hội của doanh nghiệp, các kiến thức về văn hóa - xã hội, kiến thức về tài chính, kế toán và kiến thức về hội nhập quốc tế. Một số kiến thức giám đốc đánh giá khá tốt như kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, kiến thức về tin học, kiến thức về quản lý, lãnh đạo, kiến thức về chiến lược kinh doanh. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Phương Thảo (2016) khi nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung; nghiên cứu của Lê Quân và Nguyễn Quốc Khánh (2012).
Kỹ năng quản lý: Trong 18 kỹ năng lãnh đạo được đề cập trong đề tài, kết quả thống kê cho thấy nhìn chung đa số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đã đánh giá khá tốt các kỹ năng học hỏi; kỹ năng tổ chức và triển khai công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược, kỹ năng tạo động lực cho nhân viên. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá về thực trạng kỹ năng lãnh đạo cũng cho thấy điểm hạn chế nhất của đội ngũ giám đốc đó là về kỹ năng xây dựng và phát triển doanh nghiệp, kỹ năng ủy quyền, kỹ năng khởi xướng sự thay đổi, kỹ năng xử lý xung đột, kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng. Kết quả này cũng có nhiều điểm trùng khớp với một số kết quả của các nghiên cứu trước về năng lực lãnh đạo: nghiên cứu của Lê Thị Phương Thảo (2016); nghiên cứu của Đỗ Anh Đức (2014). Tuy nhiên lại có điểm khác biệt so với báo cáo kết quả khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam của Phùng Xuân Nhạ và cộng sự năm 2012 khi báo cáo này nhấn mạnh đến các kỹ năng quản lý và lập kế hoạch; tạo động lực cho cấp dưới; giao quyền hiệu quả, quản lý thay đổi và ra quyết định.
Phẩm chất quản lý: Kết quả đánh giá về thực trạng đáp ứng phẩm chất lãnh đạo
ở hiện tại của giám đốc cho thấy phẩm chất “có khát vọng, đam mê kinh doanh”, “có trách nhiệm”, “tự tin, quyết đoán”, “có tinh thần hợp tác” là bốn phẩm chất nổi trội của giám đốc. Các phẩm chất giám đốc còn hạn chế đó là “tính linh hoạt”, “khả năng chịu áp lực cao”, “tính sáng tạo” và “đạo đức nghề nghiệp”. Kết quả này cũng có phẩm chất trùng khớp với nghiên cứu của Lê Thị Phương Thảo (2016), ở cả hai nghiên cứu đều chỉ ra phẩm chất còn hạn chế của giám đốc là tính sáng tạo. Trong khi đó ở những nghiên cứu khác như: Nghiên cứu của Lê Quân và Nguyễn Quốc Khánh (2012) lại đưa ra các
phẩm chất cần thiết cho CEO doanh nghiệp nhỏ Việt Nam đó là: bao quát, kiên nhẫn, tính sáng tạo, tính mạo hiểm và quyết đoán. Đây cũng là một trong những phẩm chất