7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Thống nhất và nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao
lực giám đốc
Trên cơ sở thống nhất và nhận thức sâu sắc về vai trò, sứ mệnh của giám đốc, các cấp, các ngành cần tiếp tục thống nhất và nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao năng lực giám đốc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, để đội ngũ giám đốc Việt Nam có năng lực sánh ngang đội ngũ giám đốc các nước trong khu vực và thế giới.
Thực tế cho thấy, chất lượng giám đốc chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay “nhiều doanh nhân thiếu kiến thức về pháp luật và kinh doanh, thiếu kinh nghiệm quản lý và tính chuyên nghiệp, còn bị động trong cạnh tranh và hội nhập. Giám đốc doanh nghiệp chưa xây dựng được văn hóa kinh doanh chung, chưa liên kết chặt chẽ trong hoạt động” [12]. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định “nhiều doanh nhân thiếu kiến thức về pháp luật và kinh doanh, thiếu năng lực quản trị hiệu quả, thiếu kinh nghiệm quản lý và tính chuyên nghiệp, còn bị động trong cạnh tranh và hội nhập. Hiện có rất ít doanh nhân có đủ tầm và kinh nghiệm để tự tin khi đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài” Thậm chí “đội ngũ doanh nhân nước ta còn không ít hạn chế, bất cập, nhất là về kiến thức, sự am hiểu pháp luật và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh và hội nhập. Một bộ phận doanh nhân còn thiếu văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội, chưa tự giác tuân thủ pháp luật, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trục lợi, móc nối với những phần tử thoái hóa, biến chất trong bộ máy quản lý nhà nước, vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, làm trầm trọng thêm các tiêu cực xã hội” [2]. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận giám đốc chưa nhận thấy điều này, chưa thấy được thực trạng này, đồng thời chưa thấy “thứ hạng” về năng lực của mình trong bảng xếp hạng năng lực giám đốc các nước trong khu vực và quốc tế. Từ đó chưa thật sự nỗ lực để nâng cao năng lực của mình để có thể đưa doanh nghiệp của mình có thể sánh vai với các giám đốc của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đối với đội ngũ giám đốc Thành phố, chính vì chưa nhận thấy điều này nên nhiều giám đốc vẫn chưa chú trọng đến việc học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn. Theo kết quả khảo sát thì chỉ có 43,3% số giám đốc được hỏi có tham gia các khóa học bổ sung kiến thức chuyên môn, họ cho rằng việc đi học nâng cao trình độ là do nhu cầu công việc của mình cần bổ sung thêm kiến thức. Tuy nhiên, vẫn còn 56,7% số giám đốc trong khảo sát không tham gia khóa học nào, lý do họ đưa ra chủ yếu là không có thời gian tham gia. Việc không tham gia các khóa học bổ sung kiến thức chuyên môn cũng như những kỹ năng chuyên môn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh, điều hành quản lý doanh nghiệp của chính mình, ngoài ra nó còn làm hạn chế khả năng và tầm nhìn của giám đốc trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay và do đó giảm hiệu quả và tính sáng tạo của doanh nghiệp.
Thêm vào đó nhiều giám đốc còn thiếu kiến thức về pháp luật và kinh doanh, thiếu năng lực quản trị doanh nghiệp hiệu quả, thiếu kinh nghiệm quản lý và tính chuyên nghiệp, còn bị động trong cạnh tranh và hội nhập. Theo như kết quả khảo sát cho thấy, giám đốc tự đánh giá mình vẫn yếu về văn hóa doanh nghiệp, kiến thức về tài chính kế toán quản trị sự thay đổi, quản trị rủi do hay kiến thức về hội nhập quốc tế. Đây là những kiến thức quan trọng cho một doanh nghiệp có thể phát triển tốt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Do đó, hơn ai hết, chính giám đốc phải ý thức sâu sắc và nhận thấy sự cần thiết phải tiếp tục nâng cao năng lực của mình trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, phải tuyên truyền, quán triệt và thống nhất nhận thức một cách sâu sắc trong toàn xã hội đặc biệt là chính đội ngũ giám đốc Việt Nam nói chung, đội ngũ giám đốc Thành phố nói riêng để đội ngũ giám đốc nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, không ngừng đổi mới, sáng tạo, không ngừng học tập, trao dồi kiến thức, kỹ năng để vươn lên, nâng cao năng lực hoạt động. Qua đó, đội ngũ giám đốc sẽ tận dụng những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, tích cực nghiên cứu, phát triển, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Do đó, giám đốc cần phải xác định bản thân mình đang yếu và thiếu kiến thức, kỹ năng gì? Những kiến thức, kỹ năng đó ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của mình như thế nào, từ đó giám đốc chủ động, tích cực tham gia các khóa học phù hợp cần thiết để bổ sung những kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực hoạt động của mình.
Mặt khác, đối với thành phố Hồ Chí Minh thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố để tuyên truyền, vận động trong đội ngũ giám đốc bằng nhiều hình thức khác nhau để đội ngũ giám đốc không ngừng nâng cao năng lực hoạt động, xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cần chủ trì, phối hợp các các Sở, ngành thường xuyên tiến hành điều tra, khảo sát và công bố về năng lực hoạt động giám đốc Thành phố để đội ngũ giám đốc Thành phố nhận thấy vị thế về năng lực của mình so với các địa phương, khu vực và thậm chí so với thế giới để từ đó có ý thức năng cao năng lực trong quản trị, điều hành doanh nghiệp.