Đào tạo, phát triển đội ngũ GV không những giúp nâng cao kiến thức và trình độ cho bản thân GV mà còn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Nhà trường. Khi được tham gia vào chương trình đào tạo của nhà trường, cán bộ GV sẽ cảm thấy được nhà trường quan tâm và tin tưởng. Đây là ĐL để cán bộ GV gắn bó với nhà trường và sẵn sàng đón nhận những thử thách nghề nghiệp mới. Đào tạo còn là cơ hội GV hoàn thiện thêm bản thân mình, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Và khi đó mới có thể kết hợp kích thích sự thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt cho họ.
1.6.3.Tạo ĐL cho GV thông qua tác động tới các yếu tố thuộc về môi trƣờng
làm việc
1.6.3.1. Hoàn thiên các chính sách về thu nhập và phúc lợi của Nhà trường
* Chính sách về tiền lương
Tiền lương là yếu tố rất quan trọng bởi nó giúp NLĐ có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống là những nhu cầu sinh lý trong hệ thống nhu cầu của Maslow (ăn, mặc, ở, đi lại,…). Khi tiền lương cao và ổn định, NLĐ sẽ đảm bảo được cuộc sống từ đó tạo điều kiện cho họ có thể tái sản xuất sức lao động và có một phần cho tích lũy. Mặt khác, tiền lương không chỉ thể hiện giá trị công việc mà nó còn thể hiện giá trị, địa vị của NLĐ trong gia đình, trong tổ chức và xã hội.
* Các chính sách về tiền thưởng
Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thường vào cuối quý hoặc cuối năm) cho sự thực hiện công việc của người lao đông.
Để nâng cao vai trò kích thích của tiền thưởng đối với GV, cần xác định đúng đắn mối quan hệ giữa tiền thưởng nhận được với mức cống hiến của GV. Khi xây dựng quy chế trả thưởng và đánh giá xét thưởng phải rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với khả năng làm việc và đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân.
*Các chế độ phúc lợi
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được chi trả dưới dạng hỗ trợ cuộc sống cho NLĐ. Nhà trường thực hiện tốt các chương trình phúc lợi sẽ thể hiện sự quan tâm đến GV, góp phần tạo sự yên tâm, tạo ĐL cho họ lao động và cống hiến.
Ngoài việc thực hiện đầy đủ các phúc lợi bắt buộc theo pháp luật quy định, Nhà trường cần quan tâm tới các dạng phúc lợi tự nguyện với mục đích hỗ trợ GV, khuyến khích họ yên tâm và làm việc có hiệu quả như: hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ phương tiện đi lại, tổ chức cho GV đi tham quan, nghỉ mát…
1.6.3.2. Cơ hội thăng tiến cho GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có nhiều đóng góp cho Nhà trường. góp cho Nhà trường.
Trong tháp nhu cầu cầu của Maslow, nhu cầu được tôn trọng và tự hoàn thiện mình được xếp ở bậc cao. Việc khai thác đúng khả năng, tiềm năng của NLĐ và tạo cơ hội phát triển cho họ chính là tạo ĐL thúc đẩy năng lực làm việc của NLĐ. Nhà trường có thể xây dựng các chính sách liên quan đến bổ nhiệm, đề bạt nhân sự, tạo cơ hội thăng tiến cho GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có nhiều đóng góp cho Nhà trường. Điều đó thể hiện cách nhìn nhận đúng mức, sự đánh giá cao năng lực của GV và tạo ĐL cho họ phấn đấu hơn nữa để đạt được những bậc cao hơn trong nấc thang thăng tiến.
1.6.3.3. Môi trường và điều kiện làm việc
Môi trường và điều kiện làm việc có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ lao động và hiệu quả công việc của NLĐ. Do đó, để duy trì trạng thái làm việc tốt cho NLĐ cần phải cung cấp cho họ một môi trường làm việc với đầy đủ các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc, nơi làm việc được thiết kế và bố trí khoa học nhằm tạo điều kiện tối đa cho NLĐ thực hiện công việc.
Xây dựng bầu không khí lao động tập thể thân thiện, hợp tác, chia sẻ thông qua các hoạt động làm việc nhóm như: tổ chức phong trào thi đua tập thể, phong trào thể thao, văn nghệ… để mọi người thường xuyên được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ niềm vui, khó khăn trong cuộc sống. Khi đó NLĐ sẽ thấy thoải mái, tinh thần làm việc phấn chấn, yêu thích công việc, gắn bó với đồng nghiệp và gắn bó với tổ chức hơn vì mục tiêu chung của tổ chức.
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG TẠO ĐL LÀM VIỆC CHO GV TẠI TRƢỜNG ĐHNVHN
2.1.Tổng quan về Trƣờng ĐHNVHN
2.1.1.Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển
Trường ĐHNVHN là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ và đã có lịch sử gần 50 năm xây dựng và phát triển.
Giai đoạn từ 1971-2005 (trường Trung cấp): Tổ chức tiền thân của Trường ĐHNVHN là Trường Trung học Văn thư Lưu trữ, thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng; sau đó đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I (năm 1996) và Trường Trung học Lưu trữ Trung ương I (năm 2003). Giai đoạn này, Trường là tổ chức sự nghiệp của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, có chức năng đào tạo trình độ trung học chuyên nghiệp và các trình độ thấp hơn, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và các ngành nghề thuộc lĩnh vực văn thư, lưu trữ, hành chính văn phòng và các lĩnh vực có liên quan.
Giai đoạn từ 2005-2011 (trường Cao đẳng): Ngày 15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Năm 2008 đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và thấp hơn trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; NCKH và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng trong giai đoạn này, Cơ sở Trường tại Thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định 986/QĐ-BNV ngày 30/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ với tên gọi ban đầu là Cơ sở Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I tại Tp. Đà Nẵng, tiếp đến là Cơ sở Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội tại miền Trung và đến năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 5989/QĐ-BGDĐT ngày 21/12/2016 nâng cấp Cơ sở lên Phân hiệu Trường ĐHNVHN tại Quảng Nam nhằm
thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Giai đoạn 2011 đến nay (trường Đại học): Trường được nâng cấp lên thành Trường ĐHNVHN tại Quyết định số 2016/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trong giai đoạn này, Văn phòng đại diện Trường ĐHNVHN tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, tiếp đến là Cơ sở Trường ĐHNVHN tại Thành phố Hồ Chí Minh và đến ngày 27/12/2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Quyết định số 5600/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Phân hiệu Trường ĐHNVHN tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho khu vực miền Nam. Với yêu cầu mới của một trường đại học, Trường đã triển khai thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế; NCKH và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Trường ĐHNVHN có 23 đơn vị thuộc và trực thuộc bao gồm: 08 phòng, 08 khoa, 03 trung tâm, 01 tạp chí, 01 viện nghiên cứu và 02 phân hiệu. Cơ cấu tổ chức của Trường ĐHNVHN được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
TRƢỜNG
BAN GIÁM HIỆU
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
KHỐI PHÒNG KHỐI KHOA
KHỐI TỔ CHỨC KHCN VÀ DỊCH VỤ KHỐI CƠ SỞ ĐÀO
TẠO TRỰC THUỘC KHỐI ĐOÀN THỂ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỔ CHỨC CÁN BỘ VĂN PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH HỢP TÁC QUỐC TẾ KHẢO THÍ VÀ BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC SINH VIÊN VĂN THƢ – LƢU TRỮ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH HỌC PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH KHOA HỌC TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN QUẢN LÝ XÃ HỘI TRUNG TÂM DỊCH VỤ CÔNG
TRUNG TÂM TIN HỌC – NGOẠI NGỮ TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TẠP CHÍ KHOA HỌC NỘI VỤ
PHÂN HIỆU QUẢNG NAM
PHÂN HIỆU TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
ĐẢNG BỘ
CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN
2.1.3.Ngành nghề và quy mô đào tạo
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường, Ban Giám hiệu Trường ĐHNVHN luôn xác định đào tạo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng và là yếu tố then chốt chi phối toàn bộ hoạt động của Nhà trường.
- Về quy mô phát triển Nhà trường: Năm 2006 Trường bắt đầu đào tạo trình độ cao đẳng và từ năm 2012 được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học.
- Về quy mô đào tạo và cơ cấu ngành đào tạo: Đến năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Nội vụ cho phép Nhà trường tuyển sinh và đào tạo 26 ngành, chuyên ngành thuộc các trình độ sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu ngành đào tạo của Trƣờng ĐHNVHN
STT Trình độ Ngành Chuyên ngành 1 Thạc sỹ Lưu trữ học Chính sách công Quản lý công 2 Đại học Quản trị nhân lực Quản trị văn phòng Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quản lý nhà nước về kinh tế Quản lý tài chính công Thanh tra
Quản lý văn hóa Khoa học thư viện Luật Lưu trữ học Chính trị học Chính sách công Hệ thống thông tin Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước Văn hóa học Văn hóa du lịch Văn hóa truyền thống Văn hóa doanh nghiệp 3 Cao đẳng
Lưu trữ học Dịch vụ pháp lý Văn thư hành chính Quản lý văn hóa
(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo đại học, Trường ĐHNVHN)
Số lượng học sinh, sinh viên hằng năm của Nhà trường từ năm 2014 đến năm 2018 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Quy mô đào tạo của Trƣờng ĐHNVHN giai đoạn 2014-2018
STT Trình độ đào tạo Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I Thạc sĩ - - - 22 132 II Đại học 3.800 6.369 7.309 7.769 8.203 2.1 Đại học chính quy 3.365 5.099 5.858 6.383 7243
2.2 Đại học vừa làm vừa học 435 1.270 1.451 1.386 960
III Cao đẳng 2.824 1.759 2.455 743 280
3.1 Cao đẳng chính quy 2.360 1.539 2.359 717 280
3.2 Cao đẳng vừa làm vừa học 464 220 96 26 -
IV Trung cấp chuyên nghiệp 365 231 107 300 -
4.1 Trung cấp chính quy 205 161 81 110 -
4.2 Trung cấp vừa làm vừa học 160 70 26 190 -
TỔNG 6.989 8.359 9.871 8.834 8.615
(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo đại học, Trường ĐHNVHN)
Nhìn chung, các ngành đào tạo của Trường đều hướng đến mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự phát triển của ngành Nội vụ, nền công vụ và đáp ứng nhu cầu xã hội. Các ngành học đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ trực tiếp cho quản lý nhà nước về các lĩnh vực Nội vụ như: Quản trị nhân lực, Quản lý nhà nước, Hệ thống thông tin, Luật, Chính trị học, Lưu trữ học, Chính sách công … hiện đã và đang được Nhà trường phát triển về quy mô và chất lượng.
2.1.4.Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Trường hiện có 03 cơ sở: Trụ sở chính tại 36 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội, Phân hiệu Trường ĐHNVHN tại Quảng Nam tại Khu đô thị mới Điện Nam Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Phân hiệu Trường ĐHNVHN tại thành phố Hồ Chí Minh tại số 181 Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Tổng diện tích đất sử dụng là 14,39 ha với 160 phòng học lý thuyết, thực hành đảm bảo đủ thiết bị máy móc, bàn ghế, ánh sáng phục vụ giảng dạy và học tập; Nhà thể chất diện tích 2,587 m2, ký túc xá có 256 phòng đảm bảo chỗ ở thường xuyên cho trên 2500 sinh viên; nhà thư viện với diện tích 3660 m2; 4 nhà ăn sinh viên diện tích 1.876 m2; 02 hội trường lớn có dung lượng trên 1300 chỗ ngồi phục vụ cho giảng dạy, học tập, các hoạt động hội thảo khoa học và các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
2.2.Đặc điểm đội ngũ GV Trƣờng ĐHNVHN
2.2.1.Về số lƣợng
Số lượng viên chức và GV của Nhà trường từ năm 2014 đến năm 2018 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Số lƣợng NLĐ của Trƣờng ĐHNVHN giai đoạn 2014-2018 TT Chức danh Năm GV Cán bộ quản lý, hành chính, phục vụ Tổng cộng Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 1 Năm 2013 165 56,9 125 43,1 290 100 2 Năm 2014 180 52,3 164 47,7 344 100 3 Năm 2015 176 46,7 201 53,3 377 100 4 Năm 2016 198 49,4 203 50,6 401 100 5 Năm 2017 243 49,9 244 50,1 487 100 6 Năm 2018 241 49,8 243 50,2 484 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐHNVHN)
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu đội ngũ của Nhà trường chưa hợp lý khi tỉ lệ GV chỉ chiếm 49,8%, ít hơn tỉ lệ cán bộ quản lý, hành chính, phục vụ 50,2%. Để đảm bảo cho chất lượng đào tạo của Nhà trường và nhu cầu mở các ngành học mới trong tương lai, lãnh đạo Nhà trường cần có những giải pháp để thay đổi cơ cấu đội ngũ trên theo hướng tăng tỉ lệ viên chức giảng dạy lên mức ít nhất 70%, giảm tỉ lệ viên chức quản lý, hành chính, phục vụ.
2.2.2.Về cơ cấu độ tuổi
Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi của GV Trƣờng ĐHNVHN
STT Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Từ 20 đến 30 52 21,6 2 Từ 31 đến 40 104 43,2 3 Từ 41 đến 50 55 22,8 4 Từ 51 trở lên 30 12,4 Tổng cộng 241 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐHNVHN)
Qua số liệu thống kê về độ tuổi của GV Trường ĐHNVHN ta thấy: Phần lớn GV nhà trường có tuổi đời khá trẻ (dưới 40 tuổi), chiếm 64,8 %.
- Ở độ tuổi từ 51 trở lên có 30 người chiếm tỷ lệ 12,4 %. Đây là số GV có thâm niên nghề nghiệp cao, phần lớn trong số đó hiện đang giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt ở các Khoa, các tổ bộ môn và là lực lượng GV đầu đàn, GV chính của
nhà trường. Tuy nhiên, số GV này sắp đến tuổi về hưu nên cần có lực lượng kế cận kịp thời.
- Độ tuổi từ 41 – 50 chiếm tỷ lệ 22,8% có 55 người. Đây là đội ngũ GV đã đạt độ tuổi chín muồi về kỹ năng nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ. Số GV này vẫn còn khả năng tiếp tục được đào tạo bồi dưỡng lên trình độ cao hơn. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV trẻ.
- Số lượng GV có độ tuổi từ 31 – 40 chiếm tỷ lệ khá lớn 43,2%. Phần lớn trong số này có thâm niên nghề nghiệp trên 10 năm giảng dạy, có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình hăng say công tác, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh tri thức hiện đại.
- Cuối cùng là số GV dưới 31 tuổi có 52 người chiếm tỷ lệ 21,6. Đây là đội ngũ GV có tuổi đời trẻ, sung sức, có sức khỏe, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại. Đội ngũ rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ thạc sỹ, tiến sỹ trong giai đoạn tới, là nguồn bổ sung,